Người được mệnh danh “Đại sứ đầu tư của Việt Nam” là ai?

Ông Don Lam và các cộng sự đã và đang tận dụng mọi cơ hội để tiếp thị hình ảnh quốc gia nhằm quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam.
Người được mệnh danh “Đại sứ đầu tư của Việt Nam” là ai?

Ông Don Lam – Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCaptial được mệnh danh “Đại sứ đầu tư… không lương” vì những đóng góp tích cực của ông trong việc gọi vốn vào Việt Nam và đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Nỗ lực quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam

Quả không ngoa khi gọi ông Don Lam là “Đại sứ đầu tư của Việt Nam” khi ông và các cộng sự của mình đã và đang tận dụng mọi cơ hội để tiếp thị hình ảnh quốc gia thông qua các diễn đàn kinh tế, hội nghị đầu tư… để quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam.

Một trong những sự kiện quan trọng mà ông Don Lam tham gia thường xuyên từ năm 2007 là Diễn Đàn Kinh tế thế giới (WEF). Có thế nói tập đoàn VinaCapital là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tham dự và gia nhập WEF. Đến với WEF, ông Don Lam không chỉ đại diện cho VinaCapital, mà còn là cầu nối để đưa hình ảnh môi trường đầu tư của Việt Nam ra thế giới.

Đặc biệt, ông Don Lam cũng là một trong những người đưa Diễn đàn WEF Đông Á về Việt Nam tổ chức lần đầu tiên tại TP. HCM năm 2010. Để đưa sự kiện này đến Việt Nam, Don Lam và các cộng sự phải mất hơn 2 năm để vận động và phải chạy đua với nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á để giành quyền đăng cai. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của giới quan sát, các hãng thông tấn và báo chí quốc tế bởi sự tham gia của hơn 450 đại biểu là các nguyên thủ quốc gia và nhiều lãnh đạo của các tập đoàn lớn tầm khu vực và thế giới. Đây là cơ hội vô cùng quý giá để quảng bá Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Tạo dựng lòng tin với nhà đầu tư quốc tế

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu 2010 - 2012 đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, và trực tiếp đến niềm tin của nhà đầu tư quốc tế về tiềm năng phát triển của Việt Nam. Ông Don Lam cùng các cộng sự của mình đi đã “từ quốc gia này tới quốc gia khác” để lắng nghe, trình bày, thuyết phục các nhà đầu tư tin tưởng vào định hướng hội nhập, tin vào tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, để tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. “Và rất may mắn là cùng với những cố gắng từ Chính phủ để vượt qua khoảng thời gian khó khăn ấy, niềm tin của các nhà đầu tư được củng cố hơn lên”, ông Don Lam nói.

Cùng với nỗ lực tiếp thị đầu tư, ông Don Lam và các cộng sự của mình đã điều chỉnh chiến lược đầu tư cho phù hợp hơn với nhu cầu đầu tư và tình hình mới. “Đến nay, mọi việc đã dần ổn định và đang từng bước tốt hơn” – ông Don Lam nói.

Cụ thể, Quỹ Vietnam Infrastructure Limited (VNI) đang tái cấu trúc thuận lợi. Theo đó, VNI đã tách thành 2 quỹ, một quỹ đầu tư cổ phần tư nhân và VVF, quỹ UCITs có quy mô lớn nhất thị trường Việt Nam, đang quản lý danh mục cổ phiếu niêm yết với giá trị tài sản ròng hiện nay khoảng 70 triệu USD.

“Còn với VinaCapital Vietnam Opportunities Fund (VOF), chúng tôi thường xuyên cập nhật và tái cấu trúc danh mục đầu tư theo tình hình thực tế, như thoái một phần các tài sản niêm yết đã đạt mức sinh lời kỳ vọng để đem lại lợi nhuận cho cổ đông và tái đầu tư vào danh mục cổ phần tư nhân”, ông Don Lam chia sẻ.

Theo Báo Đầu Tư Chứng Khoán, tái cấu trúc danh mục đầu tư đang được VinaCapital thực hiện quyết liệt. Trong bối cảnh thị trường truyền thông đang xiết chặt hơn, sắp xếp lại một cách hợp lý, khoa học, khi đề cập đến cú lội ngược dòng mà ngành truyền thông Việt Nam đang rất quan tâm gần đây, đó là VinaCapital cụ thể là công ty Vina Capita Partners - một doanh nghiệp nước ngoài, có thoả thuận đầu tư ứng trước để trả nợ cho Đài Truyền hình Kỹ Thuật số VTC nhằm thâu tóm hệ thống truyền hình này. Ông Don Lam cho Báo đầu tư chứng khoán biết: "Không có việc đầu tư ứng trước vào Đài VTC như dư luận đặt ra, cũng không có chuyện Vina Capital bỏ 2.300 tỷ đồng vào VTC. Vừa qua,VTC mới chỉ gửi các bản chào khác nhau chứ chúng tôi chưa nghiên cứu, cũng không ký kết bất kỳ giấy tờ gì, không có cam kết gì, nếu ai đó nói như vậy là không đúng, mọi thứ quá xa vời, VinaCapital chưa bao giờ đặt lên bàn họp về vấn đề VTC".

Khi được hỏi mối quan hệ giữa công ty Vina Capital Partners và tập đoàn VinaCapital, ông Don Lam cũng cho biết: Đó là 1 công ty mà VinaCapital chỉ tham gia 1 phần, công ty này là đối tác của Vina Capital và nó có nhiệm vụ môi giới dự án chứ Vina Capital Partners không có vốn và không trực tiếp đầu tư.

Ông Don Lam cũng nhận định tái cấu trúc vào danh mục đầu tư mới với mức sinh lời kỳ vọng cao là cách tốt nhất để tạo niềm tin với nhà đầu tư.

Nhìn lại hành trình hơn 15 năm làm “đại sứ đầu tư”, Don Lam thừa nhận có nhiều thay đổi, nhất là nhận thức của các nhà đầu tư về Việt Nam. “Trước đây, khi nói tới Việt Nam, đa số họ (các nhà đầu tư nước ngoài - PV) chỉ biết Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, đã từng rất khó khăn… Nhưng nay, họ đã hiểu về một Việt Nam đang đổi mới từng ngày, kinh tế đang khởi sắc và xã hội đang không ngừng phát triển.”

Nam Phong

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…