Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc đối mặt với cáo buộc nộp thiếu thuế tại Ấn Độ

Cục Tình báo Doanh thu Ấn Độ (DRI) nghi ngờ rằng BYD đã nộp thiếu số tiền thuế lên tới 9 triệu USD…

BYD tiếp tục gặp rắc rối tại Ấn Độ
BYD tiếp tục gặp rắc rối tại Ấn Độ

Theo Reuters đưa tin, thương hiệu ôtô lớn nhất Trung Quốc BYD đang bị Cục Tình báo Doanh thu Ấn Độ (DRI) điều tra về các cáo buộc nộp thiếu thuế nhập khẩu của các vật liệu lắp rắp mà hãng sử dụng trong quá trình sản xuất tại Ấn Độ.

DRI tuyên bố rằng BYD đã nộp thiếu số tiền thuế lên tới 9 triệu USD.

Hiện tại, Ấn Độ áp dụng các mức thuế khác nhau đối với ô tô điện được sản xuất nguyên chiếc và các bộ phận ô tô được nhập khẩu để lắp ráp trong nước thành xe điện. Trong khi ô tô điện được chế tạo hoàn chỉnh phải chịu thuế 70% hoặc 100% dựa trên giá trị của chiếc xe, các bộ phận ô tô có thể bị đánh thuế ở mức 15% hoặc 35% nếu chúng được nhập khẩu mà không được lắp vào khung xe.

Các nguồn tin tiết lộ rằng BYD đã không đáp ứng các điều kiện cần thiết để được hưởng lợi từ mức thuế thấp hơn, khiến nhà sản xuất ô tô phải trả 70% hoặc 100% dựa trên giá trị của chiếc xe.

Khoảng thời gian cụ thể của cáo buộc vi phạm thuế và số lượng xe bị ảnh hưởng vẫn chưa được tiết lộ.

Mặc dù BYD đã nộp trả số tiền này sau những phát hiện sơ bộ, cuộc điều tra vẫn đang trong trạng thái mở và do đó, các khoản phí và hình phạt thuế bổ sung có thể được áp dụng. BYD và chính quyền Ấn Độ chưa đưa ra bất kỳ phản hồi chính thức nào.

Đến nay, các kế hoạch mở rộng của BYD tại Ấn Độ đã phải đối mặt với những thách thức dồn dập trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh sau các cuộc đụng độ biên giới giữa hai quốc gia vào năm 2020.

Trước đó, BYD đã có lần tuyên bố huỷ bỏ các kế hoạch đầu tư trị giá 1 tỷ USD vào Ấn Độ vì phải đối mặt với sự giám sát quá khắt khe từ chính phủ. Các quan chức chính quyền đã đáp lại rằng họ cần thực hiện các hoạt động theo sát để đảm bảo sự phù hợp với quy định đầu tư vào Ấn Độ từ các quốc gia láng giếng, bao gồm cả Trung Quốc.

Công ty Great Wall Motors của Trung Quốc cũng gặp số phận tương tự khi đề xuất khoản chi 1 tỷ USD bị từ chối.

BYD, công ty đã đầu tư hơn 200 triệu USD vào Ấn Độ, cung cấp hai dòng xe SUV điện Atto 3 và e6 EV cho các đội xe doanh nghiệp địa phương và có kế hoạch giới thiệu chiếc sedan điện Seal vào cuối năm nay. Tính đến năm 2022, công ty đã bán được khoảng 1.960 ô tô ở Ấn Độ, theo dữ liệu đăng ký của chính phủ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

10 mẫu xe hơi tốt nhất năm 2024

10 mẫu xe hơi tốt nhất năm 2024

Giải thưởng thường niên của Car and Driver (một tạp chí nghiên cứu xe hơi nổi tiếng) đã lựa chọn 10 mẫu xe của năm 2024 đáp ứng được mục đích, mang lại giá trị đáng kinh ngạc và trải nghiệm lái tuyệt vời...

Tổng thống Bulgaria đến thăm và làm việc tại tổ hợp nhà máy VinFast Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria đề nghị Vinfast sớm bán ô tô điện và đầu tư sản xuất tại Bulgaria

Một bước tiến mới trong quá trình mở rộng thị trường quốc tế, VinFast vừa nhận được lời mời hợp tác đầy hấp dẫn từ Bulgaria, Tổng thống Bulgaria đã chính thức đề nghị hãng xe Việt Nam sớm đưa sản phẩm ô tô điện vào thị trường này và thậm chí còn mở rộng đầu tư sản xuất...

Khách hàng Indonesia nhận bàn giao VF 5 trong khuôn khổ sự kiện Gaikindo Jakarta Auto Week 2024

Vinfast chính thức bàn giao ô tô điện VF 5 tại Indonesia

Indonesia, một trong những thị trường ô tô lớn nhất Đông Nam Á, đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ sang xe điện. VinFast đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này khi chính thức bàn giao mẫu ô tô điện VF 5 tại đây...

Tân CEO toàn cầu của Hyundai, ông Jose Munoz tại buổi ra mắt mẫu IONIQ 9 ở California (Mỹ)

Hyundai trình làng mẫu IONIQ 9 hoàn toàn mới

Hyundai Motor vừa ra mắt mẫu SUV điện ba hàng ghế IONIQ 9, nhắm đến phân khúc xe gia đình cỡ lớn với tiềm năng lợi nhuận cao trong tương lai. Với phạm vi hoạt động vượt trội và khả năng sạc nhanh, mẫu xe này dự kiến sẽ cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Mỹ và Hàn Quốc từ đầu năm sau…

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Sở hữu siêu du thuyền không chỉ là một thú chơi xa xỉ mà còn là biểu tượng của quyền lực và đẳng cấp trong giới siêu giàu công nghệ. Từ Jeff Bezos, Mark Zuckerberg cho đến Larry Ellison, họ đều không ngại ngần đầu tư hàng trăm triệu USD cho những “cung điện” trên biển của mình…

Những mẫu xe “cực ngầu” trong thập kỷ “buồn tẻ”

Những mẫu xe “cực ngầu” trong thập kỷ “buồn tẻ”

Chúng ta thường không nhìn lại những năm 1970 với các mẫu xe có thiết kế tuyệt vời bởi đây là "Thời kỳ bất ổn" do cuộc khủng hoảng dầu mỏ và luật khí thải ống xả khiến nó bị gán cho cái mác “Thập kỷ buồn tẻ”...