Nhân tố mới có khả năng giúp châu Âu độc lập với khí đốt Nga

Cơ hội mới đối với Israel đang mở ra khi EU tìm cách ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga.
Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias (giữa), Ngoại trưởng Israel Yair Lapid (trái) và Ngoại trưởng Síp Ioannis Kasoulidis bắt tay nhau tại một cuộc họp báo sau cuộc họp ba bên ở Athens, Hy Lạp, ngày 5/4.
Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias (giữa), Ngoại trưởng Israel Yair Lapid (trái) và Ngoại trưởng Síp Ioannis Kasoulidis bắt tay nhau tại một cuộc họp báo sau cuộc họp ba bên ở Athens, Hy Lạp, ngày 5/4.

Theo các quan chức và chuyên gia Israel, nước này có thể xây dựng một số đường ống, có khả năng qua Hy Lạp hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc tăng lượng khí đốt đến Ai Cập để được hóa lỏng và vận chuyển tới châu Âu.

“Chúng tôi có khả năng và chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức có thể”, Bộ trưởng Năng lượng Israel Karine Elharrar nói về tiềm năng bán khí đốt cho châu Âu với Hiệp hội các nhà báo quốc phòng Pháp.

Trong khi các nước EU đang chia rẽ về thời điểm để loại bỏ năng lượng của Nga, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết khối hy vọng sẽ giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.

Do đó, EU đang tìm kiếm các nước thứ ba khác để thay thế việc cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu.

“Cuộc xung đột ở Ukraine có thể làm thay đổi cấu trúc của thị trường năng lượng châu Âu và Trung Đông. Chúng tôi hiện đang đánh giá triển vọng hợp tác kinh tế, với trọng tâm là thị trường năng lượng”, Ngoại trưởng Israel Yair Lapid nêu rõ.

Trong nhiều năm, Israel đã nỗ lực tạo ra các tuyến đường xuất khẩu khí đốt nhưng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi khi mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã tan băng sau hơn một thập kỷ rạn nứt.

Ankara đã bày tỏ sự quan tâm đến một đường ống mới và Bộ trưởng năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ đến Israel trong những tuần tới.

Theo nhà lập pháp đối lập Yuval Steinitz, người từng là Bộ trưởng Năng lượng của Israel cho đến năm ngoái, một đường ống đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiêu tốn 1,5 tỷ USD và mất 2-3 năm để xây dựng.

Ông Steinitz nói: “[Israel] chắc chắn có thể là một nhân tố quan trọng trong việc tạo ra sự độc lập và phong phú hơn các nguồn cũng năng lượng cho châu Âu".

Trong những năm đóng băng về mặt ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ, Israel đã ký một hiệp định với Hy Lạp và Cyprus (Síp) vào năm 2020 nhằm xây dựng đường ống EastMed xuyên qua lãnh thổ của họ từ Israel đến châu Âu.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối dự án và một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ tuần trước cho biết nó quá tốn kém và mất quá nhiều thời gian để xây dựng.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…