Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 8/2024, tổng số tiền gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng, bao gồm cả dân cư và tổ chức kinh tế, đã đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng. Trong đó, riêng doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế gửi 6.838.341,69 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cuối năm 2023.

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8, tiền gửi của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể, đến cuối tháng 7, lượng tiền gửi thêm vào ngân hàng từ các đối tượng này là 69.586 tỷ đồng.

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng đang tăng liên tục từ tháng 4 đến nay, một loạt doanh nghiệp niêm yết sở hữu lượng tiền nhàn rỗi lớn đang hưởng lợi bởi xu hướng này. Nhờ lượng tiền gửi ngân hàng "khổng lồ" bất chấp những biến động của thị trường kinh doanh, các doanh nghiệp này vẫn đều đặn thu về từ vài trăm tỷ cho tới cả nghìn tỷ đồng lãi tiền gửi mỗi năm.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas – mã chứng khoán: GAS) cho thấy doanh nghiệp tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về lượng tiền mặt trên sàn chứng khoán, với gần 45.000 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tiền gửi ngân hàng. Con số này tăng khoảng 9% so với đầu năm và đánh dấu mức cao kỷ lục mà PV Gas từng ghi nhận.

Cụ thể, khoản tiền này bao gồm 1.634 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn, 10.439 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn không quá 3 tháng và 32.721 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn từ 3-12 tháng. Số dư tiền nhàn rỗi hiện chiếm 49% tổng tài sản của doanh nghiệp. Lượng tiền "tươi" của PV Gas không chỉ vượt vốn hóa của nhiều công ty lớn như Vincom Retail hay Hóa chất Đức Giang, mà thậm chí còn lớn hơn vốn hóa của một số ngân hàng tầm trung như MSB, TPBank.

Nguồn tiền nhàn rỗi này đã mang lại cho PV Gas khoản lãi tiền gửi ấn tượng, đạt 1.125 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tương đương hơn 4 tỷ đồng lãi mỗi ngày.

Tương tự, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR) cũng là một trong những doanh nghiệp sở hữu lượng tiền gửi lớn. Tính đến hết 9 tháng đầu năm, số dư tiền gửi ngân hàng của BSR đạt gần 44.280 tỷ đồng, tăng hơn 6.280 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, 423 tỷ đồng là tiền gửi không kỳ hạn, 29.725 tỷ đồng là tiền gửi có kỳ hạn không quá 3 tháng và 14.122 tỷ đồng là tiền gửi có kỳ hạn.

Nhờ tăng tiền gửi, BSR ghi nhận lãi tiền gửi 927 tỷ đồng lũy kế 9 tháng, tương ứng mỗi ngày doanh nghiệp thu về khoảng 3,4 tỷ đồng từ lãi suất tiết kiệm. Khoản thu này đã góp phần đáng kể vào tổng doanh thu của BSR, hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.

anh-chup-man-hinh-2024-11-20-luc-113552.png

Một số doanh nghiệp lớn khác cũng ghi nhận mức tăng đáng kể về tiền gửi ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2024, cho thấy xu hướng tận dụng tiền nhàn rỗi để tối ưu hóa lợi nhuận thông qua lãi suất.

Đến cuối tháng 9/2024, số dư tiền gửi ngân hàng của Công ty Cổ phần FPT (mã chứng khoán: FPT) đạt 27.373 tỷ đồng, chiếm 41% tổng tài sản. Khoản lãi tiền gửi mà doanh nghiệp này thu về trong 9 tháng đầu năm lên đến gần 865 tỷ đồng, tương đương hơn 3 tỷ đồng mỗi ngày.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) ghi nhận lãi từ tiền gửi, cho vay và hoạt động đầu tư đạt 1.514 tỷ đồng, tương ứng mỗi ngày thu về hơn 5,6 tỷ đồng. Masan có tổng cộng 12.390 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, chiếm 8% tổng tài sản.

Tương tự, Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (mã chứng khoán: QNS) sở hữu 7.064 tỷ đồng tiền gửi, tăng 15% so với đầu năm, khoản này chiếm 54% tổng tài sản của công ty. Trong 9 tháng đầu năm, QNS thu về gần 175 tỷ đồng tiền lãi, trung bình mỗi ngày đạt khoảng 650 triệu đồng.

Danh sách các doanh nghiệp ngồi trên "núi tiền" còn có một loạt doanh nghiệp vốn hóa lớn như Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) với hơn 22.000 tỷ đồng); Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã chứng khoán: GVR) với gần 19.000 tỷ đồng.

Hay nhóm doanh nghiệp bán lẻ với Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) cùng hơn 20.250 tỷ đồng; nhóm thực phẩm và đồ uống có Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã chứng khoán: VNM) với gần 26.000 tỷ đồng; Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - mã chứng khoán: SAB) với hơn 18.600 tỷ đồng.

Nhóm công nghệ có Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global – mã chứng khoán: VGI) có gần 32.000 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT ( mã chứng khoán: FOX) với gần 10.000 tỷ đồng.

Xem thêm

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Có thể bạn quan tâm

VN-Index tiến sát đỉnh cũ, kỳ vọng bứt phá lên vùng 1.340 điểm

VN-Index tiến sát đỉnh cũ, kỳ vọng bứt phá lên vùng 1.340 điểm

Sau phiên tăng mạnh, VN-Index tiếp tục duy trì đà đi lên và tiệm cận vùng đỉnh cũ 1.340 điểm, cho thấy xu hướng tăng vẫn được củng cố, tuy nhiên, áp lực rung lắc có thể xuất hiện khi thị trường tiến sát vùng kháng cự, đòi hỏi nhà đầu tư cần thận trọng trong các quyết định giải ngân ngắn hạn...

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày hôm nay (27/5) tiếp tục ghi nhận sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu dệt may. Sự khởi sắc này không chỉ là sự tiếp nối của diễn biến tích cực từ phiên trước đó, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tín hiệu đầy bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

Trên thị trường chứng khoán có tới 67 mã đang bị “treo” margin tính đến ngày 23/5/2025. Những lý do phổ biến trải rộng từ lỗ lũy kế, kiểm toán từ chối báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin đến việc nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát hay thậm chí vi phạm pháp luật...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...