"Niềm tự hào" của ngành bán lẻ nước Mỹ đâm đơn phá sản

Sears Holdings Corp - Gã khổng lồ của ngành bán lẻ Mỹ với "tuổi đời" 125 năm tuổi đã chính thức đệ đơn xin phá sản khi khách hàng ngày càng ít đi cùng với đó là áp lực chi phí. Thông tin này được Bloo
"Niềm tự hào" của ngành bán lẻ nước Mỹ đâm đơn phá sản

Sears đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản lên Tòa án Phá sản Mỹ tại thành phố New York. Giám đốc điều hành Eddie Lampert cho biết tính tới tháng 9/2018 khoản nợ của Sears đã lên tới 2,5 tỷ USD. Kể từ năm 2012, thua lỗ của tập đoàn này đã vào khoảng 10 tỷ USD.

Kết quả làm ăn thua lỗ khiến chỉ trong vòng 1 thập kỷ, Sears đã phải cắt giảm nhân công từ 302.000 người xuống còn 68.000 người như hiện nay.

Được thành lập bởi Richard Sears sau thời kỳ Nội chiến, Sears với tên gọi ban đầu Sears, Roebuck & Company trong một thời gian dài là biểu tượng của nền kinh tế Mỹ. Tập đoàn bán lẻ này là người mở đi và đi tiên phong trong chiến lược cung cấp hàng hóa bằng nhiều hình thức tới người dân.

Áp lực quá lớn của các khoản nợ và khách hàng ngày một ít đi khiến Sears khó lòng cầm cự. Việc thay đổi của thị trường, của xu hướng tiêu dùng, thói quen mua sắm cùng với đó là sự gia nhập và xuất hiện của nhiều thương hiệu khác khiến các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống trong đó có Sears ngày càng chịu nhiều áp lực. Những năm gần đây Sears lần lượt bị các nhà bán lẻ mới vượt mặt, trong đó có Walmart, Home Depot và đặc biệt là Amazon. 

Tuy nhiên, Sears đệ đơn xin phá sản là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu qui mô lớn. Tập đoàn này dự kiến nhận được khoản vay khẩn cấp 500 triệu USD để trả lương nhân viên và duy trì hoạt động tối thiểu. Sears cũng sẽ đóng cửa thêm 150 cửa hàng nữa nhằm cắt giảm chi phí, trước khi hướng tới những cải tổ lớn hơn.

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…