Nữ doanh nhân cần có tinh thần tích cực để vượt qua nghịch cảnh

Cuộc sống và kinh doanh luôn đòi hỏi mỗi doanh nhân nữ sự linh hoạt để thích ứng với biến động. Sẵn sàng thay đổi chiến lược và hành động khi cần thiết...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lễ trao tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chiếc áo dài của bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, người Việt Nam lần đầu tiên nhận giải thưởng ASEAN
Lễ trao tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chiếc áo dài của bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, người Việt Nam lần đầu tiên nhận giải thưởng ASEAN

Doanh nhân nữ thường xuyên đối mặt với nhiều thách thức và nghịch cảnh cả trong trong cuộc sống lẫn công việc kinh doanh. Do đó thay vì coi nghịch cảnh là rắc rối, các nữ doanh nhân hãy nhìn nhận chúng như cơ hội để phát triển và học hỏi. Để làm được điều đó, chúng ta cần có tinh thần tích cực để vượt qua những thời kỳ khó khăn.

Đó là lời khuyên của bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Mạng lưới nữ lãnh đạo tiên phong WELEAD dành cho các nữ doanh nhân tại buổi gặp mặt cuối năm và chia sẻ kinh nghiệm “Khai thác giá trị của nghịch cảnh để thành công” do Mạng lưới nữ lãnh đạo tiên phong WELEAD phối hợp với các đối tác tổ chức diễn ra chiều nay (18/1), tại Hà Nội.

anh-1-we-5160.jpg
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Mạng lưới nữ lãnh đạo tiên phong WELEAD

Theo bà Minh, chúng ta đang đứng trước thực tế mới đó là cách mạng CN 4.0, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, xung đột vũ trang giữa các nước, sự bất ổn của kinh tế thế giới. Đặc biệt đại dịch Covid-19 đã làm cho tình hình càng trở nên căng thẳng, gây áp lực cho doanh nghiệp nói chung và doanh nhân nữ nói riêng… Vì thế chúng ta phải chuẩn bị tâm thế để đối mặt và khai thác những giá trị của những tình huống khó khăn để sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

“Thông qua việc thay đổi thái độ nhìn nhận nghịch cảnh như một cơ hội, cố gắng nhìn nhận từ góc độ tích cực, thay vì coi nghịch cảnh là rắc rối, hãy nhìn nhận chúng như cơ hội để phát triển và học hỏi. Nghịch cảnh thường đưa ra những vấn đề cần giải quyết. Bạn cần nhìn nhận chúng như một cơ hội để phát triển khả năng giải quyết vấn đề của bạn, cố gắng tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và không ngừng cải tiến để vượt qua khó khăn”, bà Minh nói.

anh-2-we-4197.jpg
Toàn cảnh buổi gặp gỡ

Cũng theo Chủ tịch Mạng lưới nữ lãnh đạo tiên phong WELEAD, cuộc sống và kinh doanh luôn đòi hỏi mỗi doanh nhân nữ sự linh hoạt để thích ứng với biến động. Sẵn sàng thay đổi chiến lược và hành động khi cần thiết. Học cách điều chỉnh kế hoạch và thích ứng với thị trường để không bị bị bế tắc, căng thẳng khi đối mặt với nghịch cảnh.

Bà Minh khuyên các nữ doanh nhân khi đối mặt với thách thức, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ người xung quanh, bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tham gia các hội đoàn. Bên cạnh đó, bạn nên bỏ thói quen sợ thất bại, hãy xem nó như một cơ hội học hỏi từ sai lầm, giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và cách cải thiện.

“Và đặc biệt chúng ta luôn cần tạo ra một tinh thần tích cực để vượt qua những thời kỳ khó khăn. Tìm kiếm những giải pháp tích cực để vượt qua nghịch cảnh thông qua việc điều chỉnh kế hoạch, sáng tạo trong quản trị doanh nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ trong vận hành, số hóa để tối ưu hóa các nguồn lực và giúp quản trị doanh nghiệp minh bạch… Để làm được điều đó chúng ta phải có một sức khỏe tốt (cả về thể chất lẫn tinh thần) để nâng cao chỉ số AQ (Adversity Quotient - chỉ số vượt khó) giúp chúng ta thành công”, bà Minh nhấn mạnh.

1d2a1fdd-e7ec-462f-a62f-4c3a74e21283-1163.jpeg
Ông Nguyễn Trí Thanh, Giảng viên, chuyên gia cao cấp của WeLead

Đưa ra giải pháp tạo ra tinh thần tích cực để bảo vệ sức khoẻ tinh thần của doanh nhân, ông Nguyễn Trí Thanh, Giảng viên, chuyên gia cao cấp của Welead, đặt câu hỏi, vì sao chúng ta hay mất cân bằng? Có phải do không lường trước được biến cố? Tuy nhiên câu trả lời ở đây là sự mất cân bằng đều đến từ bên trong chúng ta.

“Hầu hết chúng ta ai cũng muốn thêm nên mới dẫn đến mất cân bằng. Thực ra thêm chẳng có gì sai cả: học thêm, tìm kiếm giải pháp tăng trưởng, không ngừng học hỏi… nên cái quan trọng để cân bằng và giúp cho tinh thần chúng ta ở trạng thái tốt nhất chúng ta cần bỏ một số thứ trong đó có chữ “SUY” và chữ “LUẬN”, ông Thanh nêu quan điểm.

Theo ông Thanh, “suy” được hiểu là khi thấy sự việc, sự vật nào đó, chúng ta dễ ‘suy diễn”, biến nó trở thành một câu chuyện khác hoàn toàn so với câu chuyện ban đầu.

“Để giảm bớt cái “suy” và trở về trạng thái cân bằng, chúng ta phải chấp nhận mọi thứ là vậy, chấp nhận mọi thứ diễn ra theo cách nó đang diễn ra: chấp nhận kết quả kinh doanh năm vừa qua không tốt, chấp nhận nhân viên làm việc chỉ đến mức như vậy, chấp nhận con mình chỉ học đến thế”, ông Thanh nói.

anh-4-welead-2519.jpg
Các nữ doanh nhân và đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Còn với chữ “luận”, theo ông Thanh đó là bình luận, bình phẩm. Ông Thanh đưa ra thực tế, hầu hết chúng ta thích làm bình luận viên hơn, chúng ta thích làm người xem các trận đấu hơn là làm cầu thủ. Chúng ta không phải là người trong cuộc nhưng khi bình luận cầu thủ nào đá hay, đá dở lại như những chuyên gia.

“Mình có thể bình luận thoải mái nhưng có ở trong cuộc thì mình mới hiểu cuộc chơi. Cũng như ở trong doanh nghiệp, người làm mới là cầu thủ. Do đó trong cuộc sống, nếu chúng ta bớt “luận” sẽ cân bằng trạng thái, chăm sóc và bảo vệ được sức khoẻ tinh thần”, giảng viên, chuyên gia cao cấp của Welead khẳng định.

Có thể bạn quan tâm