Quỹ ngoại rút ròng 400 triệu USD, chỉ là con số nhỏ so với tiền đổ vào M&A

Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn Đầu tư Khách hàng cá nhân của SSI, giá trị rút ròng của các quỹ đầu tư nước ngoài chưa thể hiện hết dòng tiền đầu tư vào các doanh nghiệp tr
Quỹ ngoại rút ròng 400 triệu USD, chỉ là con số nhỏ so với tiền đổ vào M&A

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn Đầu tư KHCN của SSI

Vấn đề đáng chú ý là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được thông qua, kéo theo khối ngoại có thể sẽ còn rút ròng.

Về lo ngại này, ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho biết, đây là xu hướng rút tiền của các nhà đầu tư ngoại ở các thị trường mới nổi để chuyển về Mỹ sau khi FED tăng lãi suất từ năm ngoái, cụ thể là các tháng 9/2016 vằ đặc biệt là thang 12/2015.

Sau khi ông Donald Trump trúng cử làm Tổng thống Mỹ, tỷ lệ lệ dư báo FED nâng lãi suất lại tăng mạnh. Nếu cuối năm nay, FED nâng lãi suất lên 0,75%, năm sau lên 1,75% thì đây là tần suất lãi suất tăng nhanh, dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài rút vốn nhanh.

Theo ước tính của ông Linh, sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có 45 tỷ USD rót vào thị trường chứng khoán Mỹ hưởng lợi. Trong khi đó, dòng vốn rút ra khỏi các thị trường mới nổi (Emerging markets) chỉ trong 3 tuần là 7,2 tỷ USD.

Số liệu rút vốn tại 2 quỹ ETF trong 3 tuần cũng rất lớn. Cụ thể, VNM ETF bị rút 26 triệu USD còn ETF F.T.SE bị rút 24 triệu Euro.

Tuy nhiên, Giám đốc Phân tích của SSI cũng bổ sung những quan điểm về cơ cấu bán ròng của khối ngoại. Bởi giá trị bán ròng lớn có liên quan đến hoạt động thoái vốn của các quỹ ngoại tại cổ phiếu VIC. Nếu loại trừ yếu tố VIC, từ đầu năm, chỉ bán 254 tỷ đồng.

Với việc chỉ còn 3 tuần nữa hết tháng 12/2016, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 200 tỷ, mức rút vốn không quá lớn.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý, dòng vốn ngoại đổ vào hoạt động M&A là rất lớn khi so sánh với giá trị bán ròng trên sàn chứng khoán. Theo ông Linh, với tổng giá trị lên tới 6 tỷ USD, đây là dòng tiền dài hạn sẽ có tác động tích cực lên doanh nghiệp Việt Nam và cả nền kinh tế.

Có thể lấy ví dụ điển hình như việc Singha Asia, tâp đoàn bia Thái Lan mua Masan với trị giá 1 tỷ USD đã giúp cho chúng ta có nguồn cung ngoại tệ tốt để giữ câu chuyện tỷ giá. 

Theo Mai Hương/Bizlive

>> Tin đồn thất thiệt khiến nhà đầu tư "méo mặt"

Có thể bạn quan tâm

Cần chủ động hạ tỷ trọng đòn bẩy và bám sát diễn biến thị trường

Cần chủ động hạ tỷ trọng đòn bẩy và bám sát diễn biến thị trường

Nhà đầu tư vẫn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, nhưng cần chủ động hạ tỷ trọng đòn bẩy và bám sát diễn biến thị trường trong phiên để có thể kịp thời hành động nếu cổ phiếu chạm ngưỡng chốt lời/cắt lỗ, hoặc nếu thị trường bất ngờ xuất hiện xu hướng mới trong những phiên tới...

Hai kịch bản cho VN-Index sau tổn thất từ siêu bão Yagi

Hai kịch bản cho VN-Index sau tổn thất từ siêu bão Yagi

Theo nhận định của ABS, tình hình vĩ mô tháng 9 của Việt Nam sẽ xoay quanh hai vấn đề nóng là siêu bão Yagi và hành động của Fed. ABS cũng thiên về kịch bản VN-Index đi ngang trong biên độ 1.165 - 1.185 đến 1.300 điểm...

Thị trường chứng khoán lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Thị trường chứng khoán lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Nhiều khả năng kịch bản vận động đi ngang với thanh khoản thấp vẫn diễn ra trong những phiên tới, tuy nhiên với xu hướng đi lên là chủ đạo. Nhà đầu tư được khuyến nghị nắm giữ các vị thế đã mở và có thể gia tăng thêm 1 phần tỷ trọng gối đầu tại các vùng hỗ trợ.