“Ông trùm” bất động sản Mỹ muốn mua lại TikTok là ai?

Chân dung doanh nhân Frank McCourt, chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Olympique de Marseille và cựu chủ sở hữu L.A Dodgers, người đang thành lập một liên minh để đấu thầu mua lại mảng kinh doanh tại Mỹ của TikTok…

“Ông trùm” bất động sản Mỹ muốn mua lại TikTok là ai?

Tỷ phú Frank McCourt xuất thân trong một gia đình có truyền thống kinh doanh bất động sản có tiếng ở Boston (Mỹ). Ông theo học đại học tại Đại học Georgetown, tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế năm 1975 trước khi trở lại Massachusetts và phát triển bất động sản ở Cảng biển Boston.

Bên cạnh các thành tích trong ngành bất động sản, doanh nhân Frank McCourt còn có đam mê rất lớn với thể thao. Vào năm 2001, ông McCourt đã tìm cách mua lại đội bóng bóng chày Boston Red Sox nhưng đã thua cuộc trước hai tỷ phú John Henry và Tom Werner. Vài năm sau, ông được cho là đã sử dụng 24 mẫu đất trong khi South Boston Waterfront làm tài sản thế chấp để mua lại đội Los Angeles Dodgers có giá trị khoảng 371 triệu USD trong giai đoạn năm 2004.

Đây cũng là khoảng thời gian ông Frank McCourt phải đối mặt với nhiều tranh cãi trên chiếc ghế chủ sở hữu của Dodgers, bao gồm cả các cáo buộc tài chính, quản lý yếu kém, trốn thuế. Kết quả, đội ngũ của ông đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2011. Ông chấp nhận bán lại L.A Dodgers với giá 2,2 tỷ USD vào năm 2012, thương vụ mua bán thể thao lớn nhất trong lịch sử vào thời điểm đó.

Sau khi trả nợ, trả thuế và giải quyết vụ ly hôn đình đám với vợ cũ, ông Frank McCourt đã sử dụng khoản tiền mặt 850 triệu USD còn lại được từ thương vụ 2012 để đa dạng hoá danh mục đầu tư, rót vốn vào các hoạt động thể thao, bất động sản, công nghệ, truyền thông và một công ty đầu tư tập trung vào tín dụng tư nhân.

Bốn năm sau khi bán Dodgers, Frank McCourt mua câu lạc bộ bóng đá của Pháp Olympique de Marseille với giá xấp xỉ 50 triệu USD. Mặc dù tạo ra được doanh thu hơn 200 triệu USD trong mùa giải 2021-2022, nhưng đội bóng cũng chịu khoản lỗ lớn kể từ khi ông McCourt mua lại, theo thông tin từ tờ Athletic.

Cùng thời gian đó, vị tỷ phú người Mỹ thành lập một công ty đầu tư tập trung vào tín dụng tư nhân MGG Investment Group và đạt được thành công ấn tượng. Công ty đã tăng từ mức quản lý 300 triệu USD vào năm 2016 lên 5,6 tỷ USD vào năm 2023. Frank McCourt cũng đã giúp thành lập Trường Chính sách công Georgetown tại Đại học Georgetown với khoản tài trợ 100 triệu USD vào năm 2013 và cam kết 100 triệu USD thứ hai vào năm 2021.

Trong thời gian này, ông Frank McCourt ngày càng nhận ra vấn đề nhức nhối về quyền sở hữu dữ liệu của người dùng sau khi thấy rằng rất nhiều dữ liệu quan trọng lại nằm trong tay các "ông lớn" công nghệ như Alphabet, Meta hay Bytedance.

75-2385.jpeg

Chính vì điều này mà ông McCourt quyết định thành lập Project Liberty, một tổ chức tập trung vào nghiên cứu, vận động chính sách và đầu tư công nghệ giúp mọi người có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu và danh tính kỹ thuật số của họ. Project Liberty có một nhóm nghiên cứu hợp tác với trường đại học nghiên cứu Sciences Po, Georgetown và Stanford, tài trợ cho các dự án nghiên cứu liên quan đến quyền sở hữu dữ liệu và truyền thông xã hội.

Mọi sự chú ý đang đổ dồn về công bố mới đây của tỷ phú Frank McCourt về việc tổ chức đầu thầu mua lại TikTok, hợp tác với ngân hàng đầu tư Guggenheim Securities cùng công ty luật Kirkland & Ellis và một số nhà công nghệ hàng đầu khác.

Nếu thương vụ suôn sẻ diễn ra, ông McCourt có kế hoạch tái cơ cấu lại hoạt động của TikTok ở Mỹ. Ông cũng dự định sẽ mang đến quyền tự quyết định cho người dùng về cách thức bảo mật danh tính, dữ liệu kỹ thuật số của họ thông qua nền tảng sang Giao thức mạng xã hội phi tập trung (DSNP), một giao thức nguồn mở cho phép người dùng sở hữu dữ liệu của họ và kết nối nó trên các nền tảng.

Cho đến nay, tầm nhìn của ông đối với tương lai TikTok tại Mỹ đã nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia, trong đó có Jonathan Haidt, một nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng với cuốn sách mang tên “Thế hệ lo lắng” phân tích việc điện thoại thông minh và mạng xã hội đã có tác động như thế nào đối với cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần ở giới trẻ.

Tham vọng của Frank McCourt dành cho TikTok phản ánh chiến lược rộng lớn hơn của ông trong việc tận dụng sự nhạy bén trong kinh doanh và nguồn tài chính của mình để tác động đến các ngành công nghiệp quan trọng và ủng hộ một mạng internet phi tập trung và thân thiện với người dùng.

Tỷ phú Frank McCourt không phải là người duy nhất quan tâm tới thương vụ TikTok. Các nhà đầu tư khác, bao gồm cả cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng từng đã bày tỏ mong muốn mua lại nền tảng video dạng ngắn này.

Tuy nhiên, công ty mẹ ở Trung Quốc của TikTok, ByteDance đã nhiều lần thẳng thắn tuyên bố rằng họ không có kế hoạch bán nền tảng này cho bất doanh nhân hay doanh nghiệp nước ngoài. Một số ý kiến cũng lưu ý, rất khó có khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ chấp thuận giao dịch mua bán TikTok – đặc biệt là khi có liên quan đến thuật toán algorithm có khả năng đề xuất nội dung dựa trên nguồn cung dữ liệu của người dùng.

Xem thêm

TikTok vẫn cứng rắn trước các áp lực từ Mỹ

TikTok vẫn cứng rắn trước các áp lực từ Mỹ

Theo các nguồn tin mà Reuters thu thập được, chủ sở hữu của TikTok có ý định thà chấp nhận ngừng mọi hoạt động tại thị trường Mỹ còn hơn là phải bán ứng dụng cho một doanh nghiệp địa phương…

Chính phủ Mỹ và cuộc chiến chưa hồi kết với TikTok

Chính phủ Mỹ và cuộc chiến chưa hồi kết với TikTok

Hạ viện Mỹ mới đây đã thông qua dự luật cấm ứng dụng TikTok ở nước này, tiến gần tới khả năng một lệnh cấm chính thức có thể sắp thành hiện thực. Tuy nhiên, phía đại diện của TikTok cũng tỏ ra không e ngại, liên tục lên tiếng phản đối cũng như tìm cách để đảo ngược tình thế…

Tương lai nào cho TikTok ở bang Montana?

Tương lai nào cho TikTok ở bang Montana?

Năm người dùng TikTok ở Montana đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang nhằm ngăn chặn lệnh cấm mới của tiểu bang đối với nền tảng mạng xã hội do Trung Quốc sở hữu…

Có thể bạn quan tâm

Doanh nhân Võ Thành Đàng: Đường Quảng Ngãi tăng sức cạnh tranh nhờ chuyển đổi số

Doanh nhân Võ Thành Đàng: Đường Quảng Ngãi tăng sức cạnh tranh nhờ chuyển đổi số

Là một trong những nhà máy sản xuất đường lớn nhất Việt Nam, trong những năm qua, Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) đã tập trung chuyển đổi số mạnh mẽ trong quản trị điều hành cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp tăng hiệu quả, giảm kinh phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm...

Kamala Harris: Người phụ nữ da màu quyền lực nhất nước Mỹ

Kamala Harris: Người phụ nữ da màu quyền lực nhất nước Mỹ

Bà Kamala Harris, Phó Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, đã trở thành biểu tượng của sự bình đẳng, công lý và tiến bộ. Trong bối cảnh chính trị hiện nay, bà Harris không chỉ là người kế thừa vị trí của Tổng thống Joe Biden mà còn là niềm hy vọng mới cho tương lai của nước Mỹ…

Soi lương các CFO hàng đầu thế giới

Soi lương các CFO hàng đầu thế giới

Lương trung bình của các Giám đốc Tài chính (CFO) đã tăng gần 8,5% vào 2023 khi các ưu đãi dựa trên cổ phiếu được các tập đoàn sử dụng nhiều hơn để giữ người thay vì một mức lương cứng cụ thể...

Sếp Amazon: Để Việt Nam bước ra toàn cầu cần có kiềng 3 chân

Sếp Amazon: Để Việt Nam bước ra toàn cầu cần có kiềng 3 chân

Để Việt Nam bước ra toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới cần kiềng 3 chân: Năng lực sản xuất, dựa trên lợi thế các sản vật, nguyên vật liệu địa phương; kết hợp và thấm nhuần các kỹ năng online để vận hành doanh nghiệp trên môi trường TMĐT và làm thương hiệu...