Youtube, TikTok kiếm được hàng tỷ USD từ nhóm khách hàng trẻ ở Mỹ

Một nghiên cứu mới cho thấy các công ty truyền thông xã hội đã thu về hàng tỷ USD doanh thu quảng cáo từ trẻ vị thành niên ở Mỹ. Tại châu Âu, một điều luật mới về việc cấm quảng cáo có mục tiêu hướng tới trẻ em đã được ban hành…

Youtube, TikTok kiếm được hàng tỷ USD từ nhóm khách hàng trẻ ở Mỹ

Các công ty truyền thông mạng xã hội như Instagram và TikTok đã kiếm được hơn 11 tỷ USD (9,9 tỷ euro) doanh thu quảng cáo ở Mỹ từ trẻ vị thành niên vào năm ngoái. Nghiên cứu do Trường Harvard T.H. Chan School of Public Health thực hiện, ước tính doanh thu quảng cáo hàng năm thu được từ người dùng trẻ tuổi sử dụng các nền tảng này.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét số lượng người dùng dưới 18 tuổi trên Facebook, Instagram, Snapchat, TikTok, X (trước đây là Twitter) và YouTube, dựa trên dữ liệu dân số từ Điều tra dân số Mỹ và dữ liệu khảo sát từ Common Sense Media và Pew Research. Sau đó, họ sử dụng dữ liệu từ công ty nghiên cứu eMarketer, hiện được gọi là Insider Intelligence và Qustodio để ước tính doanh thu quảng cáo tại Mỹ của từng nền tảng và thời gian trẻ em sử dụng nền tảng trong ngày.

Theo nghiên cứu của Harvard, YouTube thu được doanh thu quảng cáo lớn nhất từ người dùng từ 12 tuổi trở xuống (866,8 triệu euro), tiếp theo là Instagram (724 triệu euro) và Facebook (123,9 triệu euro).

Trong khi đó, Instagram có doanh thu quảng cáo lớn nhất từ người dùng trong độ tuổi 13-17 (3,6 tỷ euro), tiếp theo là TikTok (1,8 tỷ euro) và YouTube (1,08 tỷ euro).

Từ lâu, các nhà nghiên cứu và lập pháp đã tập trung vào những tác động tiêu cực từ truyền thông mạng xã hội.

Theo Bryn Austin, giáo sư khoa học xã hội và hành vi tại Harvard và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Khi mối lo ngại về sức khỏe tinh thần của giới trẻ ngày càng gia tăng, các cơ quan và chính phủ buộc phải đưa ra các quy định và điều luật nhằm hạn chế hoạt động của trẻ em trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là các nội dung có thể gây ra trầm cảm, lo lắng và rối loạn ăn uống”.

Mặc dù các nền tảng truyền thông xã hội tuyên bố rằng họ có thể tự điều chỉnh các hoạt động của mình để giảm thiểu tác hại cho thanh thiếu niên, nhưng họ vẫn chưa làm được điều đó một hiệu quả. Nghiên cứu của Harvard cho thấy các công ty này vẫn còn động cơ tài chính quá lớn, do đó liên tục trì hoãn việc thực hiện các động thái thực sự có ý nghĩa để bảo vệ trẻ em, giáo sư Austin nói thêm.

Trong một bài báo về chính sách năm 2020, Học viện Nhi khoa Mỹ đã đưa ra lưu ý về việc trẻ em đặc biệt dễ bị tác động bởi sự thuyết phục của quảng cáo vì kỹ năng tư duy phản biện còn non nớt và sự ức chế xung động.

Báo cáo nhấn mạnh thêm: “Trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học có thể nhận ra đây là quảng cáo nhưng thường không thể cưỡng lại được khi quảng cáo được đưa vào các trang mạng xã hội đáng tin cậy, được khuyến khích bởi những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng hoặc được đặt bên cạnh nội dung đã được cá nhân hóa”.

Trong năm 2023, cơ quan lập pháp ở các tiểu bang nước Mỹ như New York và Utah đã đưa ra hoặc thông qua điều luật nhằm hạn chế việc sử dụng mạng xã hội ở trẻ em, với lý do gây hại cho sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên và các mối lo ngại khác.

Meta, công ty sở hữu Instagram và Facebook, cũng đang bị hàng chục bang đệ đơn kiện vì cáo buộc góp phần gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần.

Trong khi đó, Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA) của EU đã ban hành bao gồm lệnh cấm quảng cáo có chủ đích tới trẻ vị thành niên trên các nền tảng trực tuyến.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Sở hữu siêu du thuyền không chỉ là một thú chơi xa xỉ mà còn là biểu tượng của quyền lực và đẳng cấp trong giới siêu giàu công nghệ. Từ Jeff Bezos, Mark Zuckerberg cho đến Larry Ellison, họ đều không ngại ngần đầu tư hàng trăm triệu USD cho những “cung điện” trên biển của mình…

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…