Park Yen-cha - Tỷ phú đế chế gia công giày Nike

Tại Hàn Quốc, việc một tỷ phú bị kết án tù và sau đó trở lại làm lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp trong một thập kỷ qua không hiếm, như chủ tịch Samsung, SK hay Hyundai Motor. Hiện tại, ông Park
Park Yen-cha - Tỷ phú đế chế gia công giày Nike

Ông Park sở hữu một đế chế với hơn 70.000 lao động chuyên sản xuất giày cho Nike. Công ty Taekwang Industrial của ông bắt đầu hợp tác cùng hãng thời trang Mỹ từ cuối những năm 1980. Năm ngoái, các nhà máy của doanh nghiệp này ở Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc sản xuất 60 triệu đôi giày, tương đương 12% doanh số giày trên toàn cầu của Nike.

Ông Park hiện sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 1,3 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index, chủ yếu dựa trên định giá Taekwang. Tỷ phú và các con sở hữu 98,4% cổ phần tại doanh nghiệp này. Ngoài ra, ông Park cùng các thành viên gia đình còn nắm giữ cổ phần tại vài công ty khác.

Tuy nhiên, tỷ phú xuất thân từ một gia đình nhà nông và chỉ học hết tiểu học được chú ý tại Hàn Quốc không phải nhờ sự thành công khi bắt tay với Nike. 10 năm trước, người đàn ông này là trung tâm của scandal tham nhũng trị giá hàng triệu USD, dính líu tới hàng chục chính trị gia. Cựu Tổng thống Roh Moo-hyun đã tự tử sau khi bị thẩm vấn về những cáo buộc để thành viên gia đình nhận hàng triệu USD hối lộ từ ông Park vào năm 2009. Sau đó, ông chủ của Taekwang bị kết án 30 tháng tù giam vì các tội danh trốn thuế, hối lộ giống như chủ tịch Hyundai Motor, SK, Samsung...

Trong lúc ông chủ thụ án, Taekwang đã thuê các quản lý chuyên nghiệp điều hành công ty, nhưng ông Park vẫn đưa ra các quyết định quan trọng. Taekwang đã đưa các quản lý đến gặp ông Park trong các chuyến thăm nhà giam. Công ty này cho biết doanh thu tăng trưởng hơn 20% mỗi năm trong thời gian này.

Sau khi mãn hạn tù năm 2014, ông Park trở lại cầm lái Taekwang. Doanh thu của doanh nghiệp này đã tăng 14,5% trong năm ngoái, lên mức 1.820 tỷ won (khoảng 1,6 tỷ USD). Con số này gần gấp đôi thời điểm 2011.

Được thành lập năm 1971, Taekwang là một trong hàng trăm công ty giày đã giúp Busan chuyển mình thành đô thị lớn thứ hai Hàn Quốc và "kinh đô" giày thể thao của thế giới giai đoạn 1970 - 1980. Các thương hiệu như Nike, Adidas, Reebok... đã đổ đến các nhà máy tại Hàn Quốc vì chi phí thấp và nguồn lao động dồi dào.

"Taekwang không phải là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực này khi thành lập. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng chấp nhận môi trường sản xuất bằng máy tính, chuyển từ chiến lược lấy lao động làm trung tâm sang công nghệ", Michael Ku - nguyên Phó chủ tịch Taekwang chia sẻ.

Ông lấy ví dụ những khuôn giày được sản xuất bằng tay không thể đáp ứng đủ chi tiết thiết kế nên công nghệ đã giúp sản xuất các đường cong và hình 3D.

Mối quan hệ bền chặt với Nike là chìa khoá giúp Taekwang tồn tại trong giai đoạn cuối những năm 1980 khi nổi lên làn sóng bất lợi cho ngành sản xuất giày Hàn Quốc. Các thương hiệu ngoại quốc đã chuyển nhà máy sang những nước có chi phí rẻ hơn, khiến nhiều công ty phải đóng cửa.

Hiện tại, 2 nhà máy của Taekwang tại Việt Nam sản xuất 71% sản lượng giày của công ty này. Taekwang cũng đang xây dựng nhà máy thứ ba tại Việt Nam ở thành phố Cần Thơ, nhằm tăng khả năng cung ứng cho Nike lên thêm 15%.

Hiện tại, ông Park đang chuyển dịch doanh nghiệp của mình sang mô hình một tập đoàn, với các hoạt động kinh doanh như sản xuất điện, phân bón... Theo nhà phân tích Cindy Wang tại CL Securities Taiwan, Taekwang đang chuyển hướng sang các dự án dài hạn khi mà tốc độ tăng trưởng của Nike chậm lại.

Hồi tháng 7, công ty này được chấp thuận xây dựng nhà máy nhiệt điện trị giá 2,3 tỷ USD tại miền Bắc Việt Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2022 và cho phép Taekwang bán điện cho Việt Nam trong 25 năm.

Năm ngoái, Taekwang bắt đầu triển khai nhà máy phân bón trị giá 60 triệu USD tại Việt Nam. Người phát ngôn của doanh nghiệp này cho biết cũng đang đàm phán để mua cổ phần của Gemadept - nhà khai thác cảng biển tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Theo Doanhnhansaigon

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…