Phê duyệt hơn 6.200 tỷ đồng làm cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1

Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 dài 26,6km, tổng mức đầu tư hơn 6.209 tỷ đồng…

Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 dài 26,6km
Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 dài 26,6km

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 sử dụng vốn vay ODA của Hàn Quốc.

Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 dài khoảng 26,6 km, điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại khu vực thị trấn Mỹ An, tỉnh Đồng Tháp, điểm cuối kết nối với nút giao An Bình thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông.

Theo quyết định, tổng mức đầu tư của dự án hơn 6.209 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA của EDCF khoảng 4.462 tỷ đồng, được sử dụng để thanh toán chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn giám sát thi công dự phòng phần vốn ODA. Còn vốn đối ứng khoảng 1.747 tỷ đồng, được sử dụng để thanh toán thuế VAT, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn trong nước….

Giai đoạn 2021 – 2025, dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 có kế hoạch bố trí vốn khoảng 3.700 tỷ đồng, trong đó bao gồm 2.692 tỷ đồng vốn nước ngoài, 1.008 tỷ đồng vốn đối ứng. Ở giai đoạn 2026 - 2030 dự kiến bố trí khoảng 2.509 tỷ đồng, trong đó bao gồm 1.770 tỷ đồng vốn nước ngoài, 739 tỷ đồng vốn đối ứng.

Quyết định nêu rõ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm toàn diện về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và tính chính xác của các thông tin, số liệu trong báo cáo điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Cùng với đó, Bộ phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm hiệu quả đầu tư; bố trí đủ kế hoạch vốn theo tiến độ dự án.

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài chính và nhà tài trợ để đàm phán thỏa thuận vay cho dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 theo đúng quy định.

Còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thẩm định và nội dung tại báo cáo thẩm định số 4353/BC-BKHĐT ngày 9/6/2023 theo đúng quy định pháp luật và thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài về quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và đề nghị xem xét tài trợ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải rà soát, cân đối nguồn vốn để triển khai Dự án theo đúng quy định pháp luật.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Sự trỗi dậy của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới

Những nỗ lực của NIC đã phần nào giúp Việt Nam ghi tên thành công vào bản đồ công nghệ khi liên tiếp thăng hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và có 3 chỉ số đứng đầu thế giới (chỉ số nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo)...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Chặng đường 5 năm vượt khó của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, NIC được giao nhiệm vụ quan trọng là quản lý chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn. Đây là mục tiêu rất tham vọng, chiến lược, đó là từ nay đến 2050 đào tạo được ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn, cung cấp cho thị trường Việt Nam và nước ngoài...

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Những tập đoàn lớn trong và ngoài nước đang tận dụng cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng sức mạnh cạnh tranh thông qua các thương vụ M&A. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng bứt phá, làn sóng M&A cũng đối mặt với không ít thách thức về định giá, pháp lý và sự hòa hợp văn hóa doanh nghiệp...