Phó Thủ tướng phê duyệt khung chính sách cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo phương thức PPP

Chiều dài toàn tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc khoảng 66km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai khoảng 11km và Lâm Đồng khoảng 55km…

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dài khoảng 66km. Ảnh minh hoạ
Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dài khoảng 66km. Ảnh minh hoạ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư (PPP) tại văn bản số 1222/TTg-CN.

Theo văn bản, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung Khung chính sách; cùng với UBND tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.

Đề xuất của UBND tỉnh Lâm Đồng, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có điểm đầu tại Km 59+798.33, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, vị trí điểm cuối tại Km 125+675, qua nút giao với đường Nguyễn Văn Cừ (khoảng 130m) thuộc thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Được biết, chiều dài toàn tuyến khoảng 66km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai khoảng 11km và Lâm Đồng khoảng 55km.

Quy hoạch được phê duyệt nêu rõ, tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012), vận tốc thiết kế 80km/h, quy mô mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh bề rộng nền đường 22m, có 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng xe khẩn cấp liên tục.

Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc khi hoàn thành sẽ từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các trung tâm kinh tế, xã hội, công nghiệp dọc Quốc lộ 20.

Đồng thời, góp phần cải thiện năng lực vận chuyển hàng hóa, thông thương, đối ngoại, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao; giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho Quốc lộ 20 đang quá tải, đặc biệt là các điểm đen tai nạn tại khu vực đèo Bảo Lộc.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đặt mục tiêu nhằm tạo động lực phát triển đột phá kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian, xây dựng phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trở thành một vùng đô thị hiện đại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...