Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He sang đàm phán thương mại tại Mỹ

Thông báo tham dự của Phó Thủ tướng Liu He phần nào giúp làm giảm bớt nỗi lo cuộc đàm phán sẽ đi vào "ngõ cụt" sau những dòng tweet đầy bất ngờ của TT Donald Trump.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He sang đàm phán thương mại tại Mỹ

Nhà đàm phán trưởng của Trung Quốc – Liu He sẽ tới Washington trong tuần này, theo thông báo từ Bộ Thương mại Trung Quốc. Ông sẽ tham dự trực tiếp các cuộc đàm phán vào thứ Năm và thứ Sáu tới đây.

Trước đó, Bắc Kinh giữ im lặng trước những “lời đe doạ” của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với $200 tỷ đô la hàng hoá Trung Quốc. Thứ Hai (6/5), đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết, Trung Quốc đã đồng ý quay trở lại với các cam kết trước đó.

Phát biểu vào hôm qua, thứ Ba (7/5) tại một cuộc họp báo thường kỳ, Geng Shuang, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng, “việc tăng thuế sẽ không thể khắc phục bất cứ vấn đề gì. Các cuộc nói chuyện về bản chất đều là một quá trình thảo luận. Cũng không có gì là lạ lẫm khi cả hai bên đều có sự khác biệt. Trung Quốc sẽ không trốn tránh các vấn đề và hoàn toàn thẳng thắn trong việc tiếp tục đàm phán.”

Trong khi những phát biểu chính thức từ phía chính phủ Trung Quốc vẫn còn hạn chế, một bài báo xã luận được xuất bản trên các phương tiện truyền thông bao gồm Nhân dân Nhật báo (People’s Daily) và Tân Hoa Xã (Xinhua) đã lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ cố ý đặt áp lực cực đoan vào Trung Quốc.

“Hoa Kỳ cần phải hiểu tình hình và nhận biết được lợi ích tốt nhất cho họ nằm ở đâu… Việc duy trì quyết tâm sẽ là yếu tố quan trọng nhất để giải quyết vấn đề Mỹ-Trung. Bất kể tình huống, tốc độ phát triển của chúng tôi sẽ không và không thể thay đổi. Những điều mà chúng tôi tin là có lợi, chúng tôi sẽ làm mà không cần ai phải hỏi. Những sự bất lợi, thì dù bạn có yêu cầu như thế nào, chúng tôi nhất định sẽ không lùi bước” trích dẫn từ bài xã luận, được xuất bản dưới tài khoản WeChat Taoran Notes. Bài viết cũng chỉ ra sự phục hồi gần đây của nền kinh tế Trung Quốc cho thấy sự kiên cường của đất nước tỷ dân.

Bai Ming, phó giám đốc Viện nghiên cứu thị trường quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, chia sẻ với tờ Global Times vào thứ Hai: “Đến giờ, Hoa Kỳ nên biết rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước áp lực.”

Mặc dù những quan điểm và lập trường kiên quyết đều được Trung Quốc đưa ra, nhưng việc Bắc Kinh vẫn gửi một phái đoàn tới Mỹ có thể là một dấu hiệu của sự “kì vọng” đạt được thoả thuận.

Diana Choyleva, chuyên gia kinh tế trưởng của Enodo Economics lên tiếng: “Trung Quốc cần một thoả thuận nhiều hơn Mỹ và điều cuối cùng họ muốn đối mặt là việc thuế quan lên tới 25%.” Bà chỉ ra việc nối lại đàm phán chính là một tín hiệu lạc quan. “Đây là một dấu hiệu tích cực, nhưng không có nghĩa là sẽ không có những ‘cú va chạm’ căng thẳng trên con đường dẫn tới một thoả thuận cuối cùng.”

Hôm qua, thứ Ba (7/5) Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức và Bộ trưởng Tài chính Pháp đều lên tiếng kêu gọi Mỹ và Trung Quốc giải quyết cuộc chiến thương mại. Christine Lagarde, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, chia sẻ: “ Đối với IMF, sự căng thẳng thương mại cần phải được giải quyết theo cách khiến các bên đều hài lòng, bởi rõ ràng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chính là mối đe doạ đối với nền kinh tế toàn cầu.”

Theo The Guardian

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…