Putin: Nga buộc phải chế tạo vũ khí siêu thanh sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Mỹ là một lý do thúc đẩy Nga phát triển vũ khí siêu thanh. Washington đã rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (Hiệp ước ABM) năm 2002, và kích hoạt chương trình thử nghiệm công nghệ quốc phòng mới.

Năm 2018, Nga công bố 6 hệ thống vũ khí chiến lược tiên tiến, trong đó có tên lửa siêu thanh phóng từ trên không Kinzhal và đầu đạn siêu thanh Avangard, phóng bằng tên lửa đạn đạo ICBM năm 2018. Đây được xem là hoạt động đáp trả chương trình phát triển lá chắn tên lửa Mỹ và sự tăng cường lực lượng của NATO trên hướng biên giới phía tây Nga.

Trong bài phát biểu ngày 19/9/2020, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga không có lựa chọn nào khác ngoài việc phát triển các hệ thống vũ khí siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân sau quyết định của chính quyền Bush năm 2002 (hủy bỏ Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo năm 1972, có nội dung cấm xây dựng và phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa).

Bài phát biểu của Tổng thống Nga nhằm vinh danh nhà khoa học và công trình sư của chương trình tên lửa lướt siêu thanh Avangard của Nga, Gerbert Efremov.

"Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM năm 2002 buộc Nga phải bắt đầu phát triển vũ khí siêu thanh. Chúng ta phải tạo ra những vũ khí này đáp lại việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược Mỹ, hệ thống có thể vô hiệu hóa và làm cho toàn bộ tiềm năng hạt nhân của chúng ta mất đi ý nghĩa phòng thủ" - ông Putin nói khi đàm thoại với Gerbert Efremov, Tổng Giám đốc danh dự và là nhà thiết kế thuộc Phòng thiết kế tên lửa huyền thoại NPO Mashinostroyenia ngày 19/9.

Ông Putin nhấn mạnh, sự đóng góp của nhà thiết kế Efremov và các đồng nghiệp của ông đã khiến Mỹ không thể hiện thực hóa tham vọng khống chế thế giới bằng ưu thế hạt nhân của mình.

"Tôi đã phát biểu nhiều lần rằng trong nhiều thập kỷ, chúng ta liên tục phải chơi trò đuổi bắt. Tất cả biết rất rõ điều này. Liên quan đến vũ khí hạt nhân, sau đó là không quân chiến lược tầm xa và công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa" - Tổng thống Putin nói.

Ổng cũng cho rằng, ngày nay Nga sở hữu các hệ thống vũ khí chiến lược, vượt trội hơn bất kỳ loại vũ khí hiện có nào của tất cả các đối thủ tiềm năng.

"Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga hiện đại đã sở hữu những loại vũ khí tiên tiến nhất, vượt trội hơn hẳn về uy lực, sức mạnh, tốc độ và quan trọng nhất là độ chính xác so với tất cả những loại vũ khí trước đó và đang có cho đến ngày nay” - ông Putin nhấn mạnh.

Biểu dương nhà thiết kế Efremov và NPO Mashinostroyenia đã thành công trong công trình chế tạo phương tiện bay lướt siêu thanh Avangard, Putin so sánh thành công của công trình tương đương với việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đầu tiên năm 1949.

Ông Putin bình luận: Tầm quan trọng của công trình không thể định lượng. Công trình sư Efremov không chỉ phát triển ý tưởng công nghệ này - ông là tác giả của nó. Trong tình huống hiện nay của nước Nga, việc hiện thực hóa ý tưởng vũ khí siêu thanh này có thể so sánh với việc Liên Xô hiện thực hóa các dự án tên lửa và hạt nhân của các nhà khoa học xuất sắc Igor Kurchatov và Sergei Korolov”.

Nhân dịp này, tổng thống Putin trao tặng Efremov Huân chương Thánh Andrew, phần thưởng cấp nhà nước cao nhất của Liên bang Nga.

Nhà khoa học tên lửa huyền thoại của Liên Xô và Nga Gerbert Alexandrovich Efremov, nói chuyện với Tổng thống Vladimir Putin qua hội thoại video. Ngày 19 tháng 9 năm 2020.

Công trình sư Efremov, 87 tuổi là một trong những nhà khoa học tên lửa nổi tiếng nhất nước Nga hiện đại, đã cùng với những đồng nghiệp của mình hình thành, phát triển và hiện thực hóa những công nghệ tiên tiến cho quốc phòng và các chương trình không gian hòa bình. Ông trở thành nhà thiết kế chính tại NPO Mashinostroyenia vào năm 1984, từ năm 1989 đến năm 2007 là tổng giám đốc phòng thiết kế. Nhà thiết kế đã cố gắng duy trì được tiềm lực khoa học và công nghệ của tập đoàn và phần lớn nhân sự cốt cán trong những năm khó khăn sau khi  Liên Xô sụp đổ, đấu tranh với ​​sự cắt giảm ngân sách lớn cho các chương trình quân sự và không gian cùng với mưu đồ bán những bí mật quân sự hàng đầu của Nga cho Mỹ của một số thành viên chính quyền Yeltsin  .

Tổng công ty NPO Mashinostroyenia là doanh nghiệp đầu tiên đưa ra ý tưởng cho chương trình đầu đạn lượn siêu âm Avangard. Dự án tuyệt mật này có tên gọi là 'Dự án 4202', sau đó đặt mã hiệu là 'Albatross'. Dự án chính thức được phê duyệt phát triển vào năm 1987 dưới sự lãnh đạo của Công trình sư Efremov. Đây cũng là đòn đáp trả khái niệm phòng thủ tên lửa "Chiến tranh giữa các vì sao" của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. 

Dự án và sau đó là chương trình tên lửa siêu thanh Avangard, được thiết kế để đảm bảo khả năng tiến hành các phản ứng bằng vũ khí hạt nhân của Nga trước bất kỳ hành động xâm lược nào của nước ngoài. Tên lửa sử dụng giải pháp tốc độ siêu âm Mach 20 – 27 chọc thủng bất kỳ lá chắn tên lửa hoặc hệ thống phòng thủ tên lửa nào của đối phương. NPO Mashinostroyenia bắt đầu tập trung toàn diện phát triển chương trình Avangard vào năm 2004.

Công trình sư Gerbert Efremov cảm ơn Putin về giải thưởng, gọi đó là "một sự ngạc nhiên bất ngờ", bày tỏ lòng biết ơn đối với tổng thống vì sự quan tâm mà nhà nước dành cho ông và các đồng nghiệp trong ngành công nghiệp quốc phòng.

Nga thử nghiệm tên lửa siêu thanh Avangard. Video Ruptly

Có thể bạn quan tâm

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

Ngân hàng HSBC đã bổ nhiệm nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử 159 năm hoạt động. Cùng với đó, ngân hàng cũng công bố một cuộc cải cách cơ cấu lớn, thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa và nâng cao tính năng động trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều đang thay đổi…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang làm dấy lên các tranh luận về tương lai của ngành công nghiệp xe điện. Trong đó, Hàn Quốc lo ngại rằng hàng tỷ USD của họ có thể gặp rủi ro khi những thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến hàng loạt dự án và ưu đãi mà các doanh nghiệp nước này đang hưởng lợi…

"Giới siêu giàu" đang được định nghĩa lại?

Định nghĩa "Giới siêu giàu" đã thay đổi

Với sự gia tăng nhanh chóng của các tỷ phú đã khiến người ta bắt đầu phải tìm kiếm một định nghĩa mới - phù hợp hơn để miêu tả chính xác thế nào là "Giới siêu giàu".