Sau gần 1 tháng gửi thông báo tới OPEC về nguyện vọng rút khỏi tổ chức này và tập trung vào việc sản xuất khí đốt hóa lỏng (LNG), đầu năm nay, Quatar chính thức không còn là thành viên của tổ chức này.
Quyết định này đã được Quatar công bố vào ngày 3/1 trong bối cảnh quốc gia này bị các nước láng giềng vùng Vịnh Persian và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Saudi Arabia, Bahrain và Ai Cập... phong tỏa về ngoại giao và kinh tế do cáo buộc Doha hỗ trợ khủng bố và can thiệp vào công việc nội bộ của những nước này, điều mà Qatar một mực bác bỏ.
Tuy nhiên, chính quyền Doha nhấn mạnh, quyết định rút khỏi OPEC không mang động cơ chính trị mà thực sự là "một động thái kỹ thuật" được Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Sherida Al-Kaabi gọi là "khát vọng củng cố vị thế của nước này với tư cách là một nhà cung cấp năng lượng toàn cầu đáng tin cậy cũng như mức sản lượng dầu của Qatar".
Hiện, Quatar là quốc gia sản xuất khí lỏng lớn nhất thế giới song chỉ sản xuất 600 thùng dầu thô mỗi ngày, đứng thứ 11 trong 15 quốc gia OPEC.
Điều này cho thấy, sản lượng sản xuất dầu của Quatar không cao và việc Quatar rời khỏi OPEC, khi tính toán về mặt cơ học, sẽ không làm ảnh hưởng đến giá dầu thô của thế giới.