Quan chức Trung Quốc, Hoa Kỳ lại lạc quan về... Thoả thuận thương mại

Các nhà đám phán thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có cuộc điện đàm thảo luận về thoả thuận giai đoạn I giữa hai nước vào sáng hôm nay (25/8).
Quan chức Trung Quốc, Hoa Kỳ lại lạc quan về... Thoả thuận thương mại

Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã có cuộc điện đàm thảo luận về thoả thuận thương mại giai đoạn I giữa hai nước vào sáng nay (25/8), theo thông cáo từ cả hai chính phủ. 

Cuộc điện đàm được tổ chức sau khi kế hoạch xem xét thoả thuận trong 6 tháng đầu năm dự kiến ngày 15/8 bị trì hoãn vô thời hạn. 

“Hai bên đã thảo luận về các bước mà Trung Quốc đã thực hiện theo như yêu cầu của thoả thuận trong việc đảm bảo bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, loại bỏ cản trở đối với các công ty Hoa Kỳ thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính và nông nghiệp, đồng thời chấm dứt tình trạng ép buộc chuyển giao công nghệ,” Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết. 

“Chúng tôi cũng trao đổi thêm về sự gia tăng đáng kể đơn mua hàng hoá Hoa Kỳ từ Trung Quốc cũng như các hành động cần thiết trong tương lai để thực hiện thoả thuận một cách toàn diện”. 

Tuy nhiên, tuyên bố của Bắc Kinh không bao gồm các chi tiết cụ thể như vậy. “Đại diện hai nước đã tiến hành một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về các vấn đề như tăng cường phối hợp song phương về chính sách kinh tế vĩ mô và việc thực hiện thoả thuận thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ,” tuyên bố chính thức bằng tiếng Anh của Bộ Thương mại Trung Quốc được truyền thông nhà nước đưa tin. “Hai bên cũng nhất trí tạo điều kiện và bầu không khí tích cực để tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện thoả thuận thương mại”.

Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã leo thang trong hai năm qua, bắt đầu từ các vấn đề thương mại và lan sang công nghệ cũng như tài chính. Chính quyền TT Donald Trump đã đánh thuế hàng tỷ USD hàng hoá Trung Quốc, và Bắc Kinh cũng đáp trả bằng các mức thuế của riêng mình. 

Vào tháng 1 năm nay, hai nước đã đạt được một thoả thuận thương mại giai giai đoạn I, kêu gọi Trung Quốc tăng cường mua hàng hoá Trung Quốc và tạo điều kiện cho các công ty Mỹ tiếp cận nhiều hơn với thị trường tài chính Trung Quốc. 

Tuy nhiên, căng thẳng song phương lại tiếp tục xấu đi chỉ vài tháng sau đó khi đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...