Hoa Kỳ và Trung Quốc dự định xem xét thoả thuận thương mại giai đoạn I vào giữa tháng 8

Hai quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ cùng xem xét lại việc thực hiện thoả thuận thương mại giai đoạn I và có khả năng trao đổi sâu hơn về căng thẳng hiện có giữa hai nước.
Hoa Kỳ và Trung Quốc dự định xem xét thoả thuận thương mại giai đoạn I vào giữa tháng 8

Theo một nguồn tin thân cận với vấn đề tiết lộ, đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He sẽ cùng xem xét, đánh giá về 6 tháng đầu tiên của thoả thuận thương mại giai đoạn I và thảo luận về các khúc mắc song phương trong một hội nghị video vào ngày 15/8 tới. 

Thoả thuận thương mại giai đoạn I giữa hai cường quốc kinh tế thế giới được ký kết vào tháng 1 năm và chính thức kích hoạt vào ngày 15/2. Theo thoả thuận, Trung Quốc cam kết tăng cường mua hàng hoá Hoa Kỳ, cụ thể là tăng thêm khoảng 200 tỷ USD so với năm 2017, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất, năng lượng và dịch vụ. 

Nhưng Trung Quốc, hiện đang phải vật lộn bởi cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra, chưa thể đáp ứng được mục tiêu năm đầu - tăng 77 tỷ USD - như trong thoả thuận. Nhập khẩu hàng hoá nông sản đã thấp hơn mức 2017, tụt xa khỏi mức tăng 50% cần thiết để đạt mục tiêu 36,5 tỷ USD trong năm 2020. Đối với lĩnh vực năng lượng, Bắc Kinh chỉ mới mua được khoảng 5% của mục tiêu 25,3 tỷ USD trong năm đầu tiên của thoả thuận. 

Không chỉ dừng lại ở những vấn đề của thoả thuận giai đoạn I, các quan chức Trung Quốc hy vọng sẽ có thể thảo luận về các khó khăn, thách thức khác mà cả hai nước đang phải đối mặt, đặc biệt là mối quan hệ song phương, một nguồn tin cho biết. 

Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Cui Tiankai, mới đây chia sẻ rằng đã luôn có kế hoạch về một cuộc tham vấn cấp cao sáu tháng trong hiệp ước, và hai bên đều thường xuyên giữ liên lạc về thoả thuận. 

Trước đó, TT Hoa Kỳ Donald Trump đã nhiều lần đe doạ chấm dứt thoả thuận thương mại vì các vấn đề xoay quanh việc xử lý đại dịch của Trung Quốc và lệnh an ninh quốc gia mới của chính phủ Trung Quốc đối với Hồng Kông. 

Theo diễn biến mới nhất trong sự căng thẳng giữa hai quốc gia, TT Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích và tuyên bố về khả năng cấm hoàn toàn TikTok - một ứng dụng video thuộc tập đoàn công nghệ Trung Quốc - tại Hoa Kỳ, trừ phi ứng dụng được bán lại cho một đơn vị không thuộc Trung Quốc. Microsoft Corp hiện được cho là người mua tiềm năng nhất của TikTok, dưới sự ủng hộ của TT Donald Trump. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...