Quy tắc xuất xứ ôtô - vấn đề cốt lõi của NAFTA phiên bản mới

Quy tắc xuất xứ ôtô sẽ là vấn đề cốt lõi của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA, gồm Mexico, Mỹ và Canada) phiên bản mới.
Quy tắc xuất xứ ôtô - vấn đề cốt lõi của NAFTA phiên bản mới

Đây là nhận định được Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland đưa ra ngày 19/4 về vòng tái đàm phán NAFTA sắp tới mà bà nhấn mạnh là tập trung vào lĩnh vực ôtô.

Phóng viên TTXVN tại Canada dẫn lời Ngoại trưởng Freeland cho biết bà và các đồng nghiệp hiện đang hướng đến những chi tiết tốt nhất về quy tắc xuất xứ ôtô.

Theo bà, vấn đề này "thực sự là trọng tâm của cuộc đàm phán NAFTA,” đồng thời bày tỏ tin tưởng Mỹ và Mexico cũng chia sẻ quan điểm này.

Trong khi các quan chức Mexico và Mỹ cho rằng một thỏa thuận mới có thể sẽ đạt được trong vòng vài tuần tới, Ngoại trưởng Freeland lưu ý không nên vội vàng mà cần thúc đẩy một thỏa thuận tốt nhất có thể, mang lại lợi ích cho cả ba nước.

Việc ôtô sẽ được sản xuất ở đâu và như thế nào tại Bắc Mỹ là vấn đề hàng đầu trong tiến trình tái đàm phán NAFTA.

Theo quy tắc hiện hành của NAFTA, 62% các bộ phận trong một chiếc ôtô bán ở Bắc Mỹ phải có nguồn gốc sản xuất từ khu vực, không quan trọng là từ Canada, Mexico hay Mỹ.

Phía Mỹ đề xuất nâng ngưỡng này lên 85% và một nửa linh kiện, phụ tùng phải sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, cả Canada và Mexico đều không chấp nhận đề xuất này.

Các nhà đàm phán đang đưa ra tiêu chuẩn tỷ lệ nội địa khu vực cho một chiếc ôtô là 75%, đồng thời đề xuất cơ chế tài chính giúp các công ty ôtô có thể đáp ứng tiêu chuẩn đó nếu họ đầu tư vào những nghiên cứu có giá trị cao và trả lương cho người lao động ở mức hơn 15 USD/giờ.

Giới quan sát nhận định nếu đạt được thoả thuận về quy tắc xuất xứ ôtô, ba nước sẽ đạt được mục tiêu có được một NAFTA mới và được thông qua tại các cơ quan lập pháp.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số nhà lập pháp Mỹ đã bày tỏ lo ngại các ưu tiên khác của Mỹ có thể bị bỏ rơi trong các cuộc đàm phán tới đây nếu chỉ tập trung theo đuổi việc đảm bảo một thỏa thuận thay đổi các quy tắc ôtô.

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ cho rằng ôtô không phải là chủ đề duy nhất được thảo luận tại vòng đàm phán này, nhưng một ưu tiên lớn của Mỹ - mở cửa ngành sữa của Canada - dường như không được quan tâm và có thể không có nhiều thay đổi.

Theo kế hoạch, tại vòng đàm phán NAFTA sắp tới, ngoài chủ đề về quy tắc xuất xứ ôtô còn có các phiên thảo luận về nông nghiệp, lao động, môi trường, khả năng cạnh tranh, đầu tư, tạm nhập cảnh và dược phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...