Reuben Singh - đại gia “chơi ngông” tậu nguyên dàn Rolls-Royce đủ màu

Từng ở đỉnh vinh quang, Reuben Singh này đã rơi xuống vực thẳm. Cú lộn ngược dòng ngoạn mục đã đưa ông trở lại danh sách người giàu sau cú vấp ngã tuổi 30.
Reuben Singh - đại gia “chơi ngông” tậu nguyên dàn Rolls-Royce đủ màu

Chàng công tử Reuben Singh sinh ra đã ở vạch đích

Reuben Singh là doanh nhân người Anh và là giám đốc điều hành của công ty trung tâm liên lạc alldayPA và công ty cổ phần tư nhân Isher Capital. Với khối tài sản “kếch xù" ước tính hơn 100 triệu USD, ông được mệnh danh là “Bill Gates nước Anh”.

Reuben Singh sinh ra trong một gia đình thượng lưu đứng đầu một công ty nhập khẩu khổng lồ có tên Sabco. Gia đình ông chuyển đến Anh vào những năm 1970 và định cư tại Poynton, một ngôi làng ở Cheshire. Reuben được gửi đến Trường Ngữ pháp William Hulme ở Manchester để học. Reuben Singh khi đó được làm quen với công việc kinh doanh của gia đình khi còn nhỏ. Khi mới 13 tuổi, Reuben Singh đã cùng mẹ đi du lịch Đông Á để mua vải. Đến năm 16 tuổi, ông được cha trả lương để điều hành bộ phận bán hàng của Sabco.

Trong khi bạn bè vẫn còn đang cắp sách đến trường, Reuben Singh đã thành lập doanh nghiệp đầu tiên của mình, có tên là Miss Attitude, bán quần áo, phụ kiện và mỹ phẩm cho phụ nữ. Đó là sự khởi đầu của một sự phát triển vượt bậc.

Vào giữa những năm 1990, ông trở nên nổi tiếng với việc kinh doanh cửa hàng "Miss Attitude". Ông đã từng đảm nhận một số vị trí công, bao gồm cả việc được Thủ tướng lúc đó là Tony Blair bổ nhiệm vào ủy ban cố vấn của chính phủ về các doanh nghiệp nhỏ và Hội đồng năng lực cạnh tranh.

Reuben Singh nhanh chóng trở thành triệu phú USD trước sinh nhật lần thứ 20. Thậm chí trong một bài phỏng vấn năm 2001, chàng trai trẻ còn không ngần ngại bày tỏ tham vọng giành lấy vị trí của Bill Gates trong Sách Guinness.

Reuben Singh phá sản ở tuổi 30, sự nghiệp đổ bể

Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng đó là hành trình nhiều đau thương. Ông thừa nhận rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Bản thân Reuben Singh cũng đã mắc những sai lầm nghiêm trọng trong quá khứ. Vị triệu phú nói rằng chính những khoảng thời gian khó khăn này vẫn truyền cảm hứng cho ông cho đến ngày hôm nay. Năm 2005, ông gần như đã trắng tay nhưng nhờ tài năng, Reuben Singh đã xoay chuyển tình thế và tái cấu trúc doanh nghiệp để chống phá sản.

Khi 31 tuổi, ông từng bị một thẩm phán ở Manchester cáo buộc là có hành vi gian lận. Cụ thể, Reuben Singh bị cho là đã lừa dối ngân hàng để vay hơn 900 nghìn bảng Anh. Sự kiện này không chỉ đẩy ông đến bờ vực phá sản mà còn khiến danh tiếng ảnh hưởng nặng nề, tài sản cũng bị đóng băng. Trước đó, Reuben Singh từng được mệnh danh là “người đàn ông quyền lực nhất nước Anh dưới 30 tuổi". Nhiều năm sau, ông phải gánh khoản nợ 250 nghìn bảng Anh.

Thú chơi khét tiếng của Reuben Singh: Tậu nguyên 6 chiếc Rolls-Royce vì… đam mê

Đại gia người Anh gốc Ấn có tên Reuben Singh nổi tiếng với thú chơi Rolls-Royce theo màu khăn quấn đầu. Cụ thể, ông đã mạnh tay chi tiền mua thêm 6 chiếc bao gồm 3 chiếc Phantom và 3 chiếc Cullinan, với 3 loại màu sơn khác nhau.

Reuben Singh - đại gia “chơi ngông” tậu nguyên dàn Rolls-Royce đủ màu ảnh 3

Bộ sưu tập xe hơi của vị tỷ phú được chia sẻ trên trang Instagram cá nhân của ông. Những bức ảnh về 6 chiếc Rolls-Roycenhanh chóng thu hút sự chú ý. Những chiếc xe này nằm trong bộ sưu tập có tên "Đá quý" (Jewels Collection), bao gồm Ruby, Sapphire và Ngọc lục bảo (Emerald) với màu sơn tương ứng. Mỗi màu sơn được tô điểm lên một bộ 2 chiếc là Phantom và Cullinan.

Reuben Singh - đại gia “chơi ngông” tậu nguyên dàn Rolls-Royce đủ màu ảnh 4

Theo ước tính, 6 chiếc Rolls-Royce trị giá ít nhất 2,3 triệu USD. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng bộ sưu tập này có giá cao hơn rất nhiều con số đó.

Hiện tại, bộ sưu tập Rolls-Royce của tỷ phú người Anh đã có Phantom mới, Phantom đời cũ, Phantom Coupe đời cũ, Dawn và Cullinan. Mỗi ngày, người này đi một chiếc Rolls-Royce với màu sơn khác nhau để đi làm.

Reuben Singh - đại gia “chơi ngông” tậu nguyên dàn Rolls-Royce đủ màu ảnh 5

Ngoài ra, với khối tài sản kếch sù và niềm đam mê xe, ông Reuben Singh còn có khá nhiều mẫu xe thể thao, mà nổi bật nhất là Bugatti Veyron, Porsche 918 Spyder hay Mercedes SLR. Các siêu xe nổi tiếng của Ferrari, Lamborghini hay Pagani cũng nằm trong garage của vị tỷ phú.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...