Sài Gòn – Đại Ninh nếu tiếp tục để mất rừng sẽ bị xử lý theo pháp luật

Nếu được tiếp tục thực hiện dự án, Công ty Sài Gòn - Đại Ninh phải cam kết phải khắc phục các tồn tại, hạn chế, sai phạm tại dự án hồ Đại Ninh, phải có trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu tiếp tục để mất rừng.
Sài Gòn – Đại Ninh nếu tiếp tục để mất rừng sẽ bị xử lý theo pháp luật

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) tỉnh Lâm Đồng vừa ký văn bản số 1976 gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư, có ý kiến về một số nội dung liên quan đến dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (dự án hồ Đại Ninh).

Làm mất 257 ha rừng, bồi thường gần 19 tỷ đồng

Dự án hồ Đại Ninh do CTCP Đầu tư Du lịch Sài Gòn - Đại Ninh (Sài Gòn - Đại Ninh) làm chủ đầu tư, diện tích khoảng 3.595 ha, tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 25.243 tỷ đồng.

Theo Sở NN-PTNT, chủ đầu tư được UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê rừng để triển khai dự án với tổng diện tích hơn 1.050 ha từ 2011. Đến nay doanh nghiệp này đã ký hợp đồng thuê rừng và nộp tiền thuê rừng đến năm 2020.

Vấn đề mất 257 ha rừng trong diện tích dự án theo kiểm kê hiện trạng tại các thời điểm 2011 (mất 117 ha) và 2016 (mất 140 ha), Sài Gòn - Đại Ninh trước đó đã đền bù 6,7 tỷ đồng cho diện tích 140 ha ghi nhận năm 2016.

Riêng phần diện tích 116 ha được xác định trữ lượng 3.449 m3, giá trị bồi thường hơn 12 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sài Gòn - Đại Ninh không thống nhất về diện tích, trữ lượng và có đơn kiến nghị.

Đến nay, doanh nghiệp đã thống nhất với số liệu mất rừng theo Kết luận thanh tra số 2094 của UBND tỉnh và đơn vị đã chấp hành nộp đủ số tiền bồi thường vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Vì vậy việc kiểm kê tài nguyên rừng để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh diện tích rừng được thuê có thể tiến hành song song với việc triển khai thực hiện dự án.

Sở NN-PTNT đề nghị Sài Gòn - Đại Ninh phải cam kết và thống nhất nếu kết quả kiểm kê tài nguyên rừng trong lần kế tiếp mà bị mất rừng thì phải có trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để bồi thường 257 ha rừng bị mất tại dự án, Sài Gòn - Đại Ninh đã bồi thường khoảng 18,7 tỷ đồng và được nhiều Sở, ngành đề xuất cho tiếp tục triển khai dự án.

Nếu được tiếp tục thực hiện dự án, Sài Gòn - Đại Ninh cam kết phải khắc phục các tồn tại, hạn chế, sai phạm tại dự án: Ký hợp đồng thuê rừng năm 2021 và nộp tiền thuê rừng theo quy định; Cam kết trồng rừng rừng, trồng cây xanh trên diện tích đất trống và trên diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.

Ngoài ra, đối với diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm chưa giải tỏa thì chủ đầu tư phải lập phương án giải tỏa và báo cáo, đề nghị chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan hỗ trợ giải tỏa thu hồi đất và cam kết khôi phục rừng, sử dụng đất đúng mục đích theo quy định.

Sài Gòn – Đại Ninh 6 năm không thực hiện nghĩa vụ tài chính

Theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng ký ngày 20/10, đến nay dự án đã triển khai đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình gồm: 6 trạm dừng chân, 15 nhà làm việc và nghỉ dưỡng cho chuyên gia để phục vụ dự án, một hội trường và nhà làm việc (diện tích 560 m2) và đang thi công phần móng cổng chính.

Theo quy định của Luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn quy trình, thủ tục liên quan đến việc cấp giấy phép xây dựng đối với dự án trước đây của Sở Xây dựng, các hạng mục trên thuộc đối tượng được miễn cấp giấy phép xây dựng.

Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư xây dựng có một số hạng mục công trình không xây dựng đúng theo vị trí quy hoạch được duyệt và đã được UBND huyện Đức Trọng xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.

Đầu tháng 10/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này cũng có báo cáo về tình hình triển khai dự án hồ Đại Ninh.

Cụ thể, theo đó, Quyết định số 293 ngày 7/2/2012 của UBND tỉnh cho phép Sài Gòn - Đại Ninh chuyển mục đích sử dụng hơn 1,6 triệu m2 sang đất ở theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. Theo Kết luận thanh tra của Bộ Tài chính ngày 9/1/2018, tiền sử dụng đất của doanh nghiệp hơn 158 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 8/2018, Sài Gòn - Đại Ninh vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, bao gồm cả tiền chậm nộp đối với phần diện tích được chuyển sang đất ở để thực hiện dự án nêu trên.

Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thực hiện, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, đánh giá trên cơ sở thực tế thực hiện dự án, chuyển sang thực hiện phương thức cho thuê đất, thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu hồi dự án.

Chủ đầu tư dự án cho rằng do dự án Đại Ninh có tổng mức đầu tư và nguồn vốn thực hiện dự án lớn; tiến độ dự án chia ra nhiều giai đoạn (đến năm 2018 hoàn thành).

Do đó, Sài Gòn - Đại Ninh đề nghị được xem xét, tạo điều kiện trước mắt cho chuyển hình thức giao quyền sử dụng đất đối với diện tích đất có thu tiền là 1,665 triệu m2 sang hình thức thuê đất trả tiền hàng năm nhưng không thay đổi quy mô, mục tiêu của dự án đã được cấp phép.

Xem thêm

Sài Gòn – Đại Ninh: 6 năm không đóng tiền sử dụng đất

Sài Gòn – Đại Ninh: 6 năm không đóng tiền sử dụng đất

Liên quan đến Dự án Khu đô thị sinh thái Đại Ninh mặc dù được cho phép chuyển mục đích sử dụng hơn 166,5 ha đất từ năm 2012 thế nhưng đến 2018 chủ đầu tư dự án này vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất theo quy định lẫn tiền phạt chậm.

Có thể bạn quan tâm

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…