Samsung, Xiaomi bị cáo buộc giúp Amazon, Flipkart độc quyền thị trường Ấn Độ

Các công ty smartphone lớn như Samsung và Xiaomi bị cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền tại Ấn Độ khi “cấu kết” với Amazon và Flipkart để ra mắt sản phẩm độc quyền trực tuyến. Điều này đã gây thiệt hại cho các nhà bán lẻ nhỏ và làm suy yếu tính cạnh tranh công bằng…

Samsung, Xiaomi bị cáo buộc giúp Amazon, Flipkart độc quyền thị trường Ấn Độ

Như cuộc điều tra chống độc quyền do Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ (CCI) đã phát hiện, Samsung, Xiaomi và nhiều công ty smartphone khác đã "bắt tay" với Amazon và Flipkart (thuộc sở hữu của Walmart) để ra mắt sản phẩm độc quyền trên các trang web của họ tại Ấn Độ. Hành vi này vi phạm luật chống độc quyền và gây thiệt hại cho các nhà bán lẻ nhỏ tại Ấn Độ, theo thông tin từ cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, Amazon và Flipkart còn vi phạm luật cạnh tranh địa phương khi có động thái ưu tiên cho một số người bán, ưu tiên liệt kê sản phẩm và giảm giá mạnh; từ đó gây ra bất lợi tới các doanh nghiệp khác.

Cụ thể, CCI đã phát hành một tài liệu dài 1.027 trang cho thấy các đơn vị Ấn Độ của 5 công ty - Samsung, Xiaomi, Motorola, Realme và OnePlus - đã tham gia vào việc ra mắt điện thoại độc quyền cùng với Amazon.

Tương tự, một báo cáo dài 1.696 trang của CCI về Flipkart cũng chỉ ra rằng các đơn vị của Samsung, Xiaomi, Motorola, Vivo, Lenovo và Realme đã thực hiện các hành vi tương tự.

Theo CCI, tính độc quyền trong kinh doanh không chỉ chống lại cạnh tranh lành mạnh mà còn đi ngược lại lợi ích của người tiêu dùng.

Các nhà bán lẻ Ấn Độ đã nhiều lần cáo buộc Amazon, Flipkart và các công ty smartphone ra mắt điện thoại độc quyền trực tuyến, gây khó khăn cho các cửa hàng nhỏ lẻ vì họ không nhận được các mẫu mới nhất, dẫn đến việc khách hàng buộc phải tìm mua trên các trang website thương mại điện tử.

Xiaomi từ chối bình luận, trong khi các công ty smartphone khác chưa có phản hồi.

Theo dữ liệu của Counterpoint Research, Samsung (Hàn Quốc) và Xiaomi (Trung Quốc) là hai thương hiệu smartphone lớn nhất tại Ấn Độ, chiếm khoảng 36% thị phần. Vivo (Trung Quốc) chiếm 19%.

Thị trường bán lẻ điện tử tại Ấn Độ dự kiến vượt 160 tỷ USD vào năm 2028, tăng từ 57-60 tỷ USD vào năm 2023, theo ước tính của công ty tư vấn Bain.

Kết quả điều tra này là một đòn giáng mạnh vào Amazon và Flipkart tại thị trường Ấn Độ, nơi họ đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nhà bán lẻ nhỏ trong nhiều năm vì làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh truyền thống. CCI cũng cho biết cả hai công ty đã sử dụng các khoản đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ như kho bãi và tiếp thị với mức giá ưu đãi cho một số ít người bán.

Một số công ty smartphone như Xiaomi, Samsung, OnePlus, Realme và Motorola đã được yêu cầu nộp báo cáo tài chính trong 3 năm tính đến 2024, theo tài liệu nội bộ của CCI đề ngày 28/8 mà Reuters thu thập được. Cuộc điều tra về Amazon, Flipkart và các nhà bán hàng đã được kích hoạt vào năm 2020 sau khi CII nhận được khiếu nại từ một liên minh thuộc Hiệp hội các nhà bán lẻ lớn nhất Ấn Độ, với 80 triệu thành viên.

CCI sẽ xem xét các ý kiến phản hồi từ Amazon, Flipkart, hiệp hội bán lẻ và các công ty smartphone trong vài tuần tới, và có thể áp đặt mức phạt cũng như yêu cầu các công ty thay đổi phương thức kinh doanh.

Xem thêm

Apple lần đầu tiên giảm giá iPhone tại thị trường Ấn Độ

Apple lần đầu tiên giảm giá iPhone tại thị trường Ấn Độ

Việc iPhone bất ngờ giảm giá tại Ấn Độ không chỉ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược của Apple, mà còn mở ra cơ hội mới cho hàng triệu tín đồ công nghệ Ấn được trải nghiệm những sản phẩm đẳng cấp với mức giá dễ tiếp cận hơn…

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…