SpaceX sẽ thực hiện 5 chuyến du hành vũ trụ của NASA như một phần của hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD

Các chuyến du hành sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2030.
SpaceX sẽ thực hiện 5 chuyến du hành vũ trụ của NASA như một phần của hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD

NASA đã trao cho SpaceX 5 nhiệm vụ vận chuyển các phi hành gia của mình đến Trạm Vũ trụ Quốc tế. Cơ quan vũ trụ tiết lộ ý định mua các sứ mệnh mới từ SpaceX vào tháng 6 và đang chi trả theo hợp đồng Khả năng vận chuyển phi hành đoàn thương mại (CCtCap).

Chi phí của 5 chuyến bay và các dịch vụ liên quan sẽ “ngốn” của NASA 1.436.438.446 USD. Đổi lại, SpaceX sẽ xử lý tất cả các hoạt động trên mặt đất, phóng, trên quỹ đạo và quay trở lại - phục hồi. Họ cũng sẽ đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa cho mỗi nhiệm vụ và khả năng cho các thuyền cứu sinh khi cập bến ISS.

NASA trước đây đã trao hợp đồng CCtCap cho cả SpaceX và Boeing vào năm 2014. Công ty sau này gặp phải một số trở ngại trong một hợp đồng khác mà họ có với NASA, một chuyến bay thử nghiệm trên quỹ đạo của tên lửa Starliner và gần đây đã trì hoãn sứ mệnh của phi hành đoàn với NASA cho đến năm 2023.

Trong khi đó, hợp đồng mới của SpaceX sẽ nâng tổng số sứ mệnh của NASA lên 15 với tổng chi phi lên tới 5 tỷ USD. Trước đây, SpaceX chỉ được phê duyệt để vận chuyển phi hành đoàn một sứ mệnh vào năm 2020. 5 nhiệm vụ mới sẽ triển khai các chuyến bay Crew-10, Crew-11, Crew-12, Crew-13 và Crew-14 trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2030.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...