Sử dụng retinol có khiến da bị mỏng đi?

Retinol vốn được coi là top 3 thành phần nên có trong quy trình chăm sóc da của phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới, nhưng cũng có một số khuyến nghị về việc lạm dụng retinol quá mức. Cùng tìm hiểu sâu thêm về tinh chất vitamin A này nhé.

Retinol là một dạng vitamin A tinh khiết nhất, được sử dụng để chống lại mụn trứng cá, làm mờ nếp nhăn và thúc đẩy sản sinh collagen - cũng khá giống với siêu năng lực cá nhân vậy. Tuy nhiên, một số chuyên gia làm đẹp đã nói rằng không nên sử dụng retinol lâu dài, vì nó có thể làm mỏng da và thậm chí đẩy nhanh các dấu hiệu lão hóa. Hãy cùng VNLuxury tìm hiểu sâu về hoạt chất nổi tiếng này nhé!

Retinol có làm mỏng da hay không?

Đầu tiên, cần phải hiểu cách retinol thực sự hoạt động trên da: "Retinol loại bỏ và tẩy tế bào da chết không cần thiết, khiến lớp nền - hoặc lớp tế bào gốc của da - tạo ra các tế bào mới và khỏe mạnh hơn", Tiến sĩ da liễu Devika Icecreamwala của Mỹ cho biết. “Nếu bạn đang lạm dụng retinol của mình hoặc nếu bạn đang sử dụng retinol quá mạnh, nó có thể dẫn đến việc da bong tróc, kích ứng và khô quá mức - những lí do khiến da bị mỏng đi, làm bạn trong già hơn bởi các nếp nhăn bỗng trở nên rõ hơn.”

Retinol cũng không khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, mà bản chất những tia độc hại của ánh nắng là một trong những nguyên do khiến da bạn bị mỏng đi. Vì vậy, việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày là cực kỳ cần thiết.

Da mỏng đi tức là như thế nào?

Độ dày của da được quyết định một phần bởi gen di truyền. Những người có nhiều hắc tố trên da có xu hướng da dày hơn một cách tự nhiên, có nghĩa là màu da sáng hơn thì có khả năng da mỏng hơn màu da tối. Melanin cũng có khả năng bảo vệ chống lại tác hại của tia UV, giúp ngăn ngừa sự mỏng da do tia UV gây ra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là độ dày của da hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn: Một số người có thể bị mỏng da theo thời gian do tiếp xúc với môi trường, chẳng hạn như bức xạ tia cực tím, và một số thói quen trong lối sống, chẳng hạn như hút thuốc lá. Những yếu tố này đều có thể làm tổn hại đến da - và do đó khiến da dễ bị tổn thương hơn. Và điều này, tất nhiên, sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Các bác sĩ da liễu đã chỉ ra nhiều nghiên cứu lâm sàng bác bỏ ý kiến cho rằng retinol làm mỏng da - và không có gì nguy hiểm khi sử dụng retinol nếu bạn thêm chúng vào quy trình chăm sóc da của mình một cách an toàn. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng retinol đúng cách, da bạn còn thế được cải thiện dày lên.

“Retinol sẽ không làm ảnh hưởng tới hàng rào bảo vệ da nếu được sử dụng đúng liều lượng theo từng loại da một cách hợp lý. Nếu da bị tổn thương thì chứng tỏ bạn đang sử dụng quá nhiều và liều lượng retinol quá mạnh. Đó là lý do tại sao việc tìm ra liều lượng retinol phù hợp với bạn, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu là rất quan trọng,” tiến sĩ Devika Icecreamwala chia sẻ.

“Thông thường, retinol chỉ gây kích ứng trong vài tuần đầu tiên sử dụng khi da của bạn đang tự điều chỉnh thích nghi với hoạt chất. Nếu bạn liên tục bị kích ứng từ retinol, rất có thể bạn cần chuyển sang loại có liều lượng thấp hơn và giảm tần suất sử dụng.”

Các dấu hiệu cho thấy da không dung nạp retinol bao gồm: mẩn đỏ, khô, ngứa, bong tróc da.

Nên sử dụng retinol thế nào cho hợp lý?

Nếu bạn mới sử dụng retinol, da có thể sẽ cần một chút thời gian để làm quen. Có nghĩa là, việc sử dụng quá nhiều lúc đầu có thể gây ra kích ứng. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng retinol một đến hai ngày một tuần để làm quen với làn da và sau đó có thể tăng dần tần suất. Bạn cũng nên nhận thức được mức độ mạnh mẽ của retinol. Hãy bắt đầu với retinol 0,3 hoặc 0,5%.

Khi làn da đã quen với retinol, bạn có thể từ từ tăng tỷ lệ phần trăm lên 1,0% hoặc chuyển sang dùng Retin-A theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm