Tắm đá lạnh: Liệu pháp chăm sóc sức khỏe thần kỳ

Tắm đá lạnh là phương pháp ngâm mình trong làn nước đá khiến toàn bộ phần thân dưới cơ thể hoàn toàn tê liệt – một thử thách kiểm tra giới hạn chịu đựng của con người.

Nhiều người nghĩ liệu pháp này nghe có vẻ điên dồ nhưng bạn có tin hay không, việc tắm trong nước đá lạnh mang đến vô vàn lợi ích cho sức khoẻ của chúng ta, thậm chí thấy đây còn là một liệu pháp chăm sóc sức khỏe được ưa chuộng ở một số khu vực trên thế giới. Hãy cùng tham khảo bài viết này để hiểu rõ nguyên nhân và cách làm như thế nào nhé!

Các nghiên cứu nói gì về việc tắm nước đá?

Phương pháp tắm nước đá để giảm đau cơ đã có từ nhiều thập kỷ trước. Nhưng một nghiên cứu năm 2017 từ một nguồn tin cậy đã phá vỡ niềm tin đó. Nghiên cứu cho rằng những ý tưởng trước đây về lợi ích của việc tắm nước đá đối với các vận động viên là vô cùng thiếu sót và phương pháp này không có lợi cho việc đau cơ.

Trong khi một nghiên cứu khác lại lập luận rằng việc áp dụng các phương pháp phục hồi tích cực chẳng hạn như dành 10 phút tập thể dục cường độ nhẹ trên xe đạp tại chỗ cũng cho kết quả tốt cho việc phục hồi cơ bắp giống như tắm nước đá (các chuyên gia trong lĩnh vực này vẫn tin tưởng vào việc sử dụng bồn nước đá).

Tiến sĩ A. Brion Gardner, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình của Trung tâm Chỉnh hình cho biết vẫn có những lợi ích khi tắm nước đá. Ông nói: “Nghiên cứu không chứng minh 100% rằng không có lợi ích gì khi tắm nước đá, mà chỉ cho thấy rằng những lợi ích được tin tưởng trước đây là phục hồi nhanh hơn, giảm tổn thương cơ và mô, cải thiện các chức năng khác không chắc chắn mang lại hiệu quả".

Lợi ích của tắm nước đá sau khi chạy - VnExpress Thể thao

Tiến sĩ Thanu Jey, giám đốc Phòng khám Y học Thể thao Yorkville, đồng ý với quan điểm của tiến sĩ A. Brion Gardner. Ông nói: “Sẽ luôn có những nghiên cứu ủng hộ theo hai quan điểm đối lập nhau trong cuộc tranh luận này. Mặc dù, nhiều nghiên cứu chưa đưa ra được kết luận có nên tắm nước lạnh không, nhưng tôi luôn ủng hộ các vận động viên chuyên nghiệp thường xuyên tắm nước đá dưới sự quản lý chặt chẽ”.

Một điều quan trọng cần lưu ý đối với nghiên cứu về việc tắm nước lạnh đó là cỡ mẫu và độ tuổi. Cần có nhiều nghiên cứu hơn và cỡ mẫu của các nghiên cứu cần lớn hơn để xác định lợi ích của việc tắm nước đá một cách chính xác và khách quan nhất.

Một liệu pháp chăm sóc sức khỏe được yêu thích ở các nước vùng Bắc Cực

Thời tiết lạnh đặc trưng quanh vùng Bắc Cực tạo điều kiện cho việc chăm sóc sức khỏe bằng tắm nước đá lạnh nở rộ.

Tắm nước đá, ngâm nước lạnh sau khi tập luyện, tốt cho sức khỏe | Tuổi Trẻ Cười

Ngay cả mùa đông lạnh giá ở Phần Lan cũng không thể giữ mọi người ở trong nhà; thay vào đó, nhiều người áp dụng phương pháp bơi trên băng đang rất đươc ưa chuộng để giữ sức khỏe và tinh thần thoải mái. Điều này thật trùng hợp khi Phần Lan được xếp hạng là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Việc nhảy tùm xuống một hố nước khoét trên lớp băng ở biển hoặc hồ vào mùa đông là một hoạt động diễn ra thường ngày ở Phần Lan. Bên cạnh những “bồn tắm” tự nhiên như vậy vào mùa đông, ở Phần Lan còn có nhiều spa phục vụ dịch vụ tắm nước đá lạnh cùng với những lựa chọn tắm khác.

Truyền thống tắm nước đá lạnh ở Thụy Điển cũng đã có từ lâu đời. Người Thụy Điển thích gần gũi với thiên nhiên tươi đẹp xung quanh, vì vậy họ tận dụng triệt lợi thế của nhiều đường bờ biển và sông hồ trên khắp đất nước. Tắm nước đá lạnh ở đây được gọi là “kallbad”, một hoạt động tiêu khiển ngoài trời được yêu thích vào mùa đông và kết thúc bằng việc xông hơi hoặc tắm nước nóng. Những cơ sở tắm này có thể được tìm thấy trên khắp đất nước, nhiều địa điểm đã có tiếng từ lâu đời được thành lập từ cuối của thế kỷ 19.

Liệu pháp tắm nước đá lạnh từ lâu đã được cho là có khả năng “chữa bệnh” thần kỳ. Bởi vậy không bất ngờ khi ở một số khu vực, dịch vụ tắm đá lạnh chính là một trong những khu nghỉ dưỡng sức khỏe đầu tiên được mở ra, sau đó trào lưu bùng nổ và nó tiếp tục lan rộng dọc theo vùng Bắc Cực khiến đây trở thành những điểm đến lý tưởng cho các kỳ nghỉ dưỡng sức khỏe.

Tắm nước đá có thực sự giúp cải thiện phục hồi cơ bắp? | Báo Dân trí

Phần đáng sợ nhưng hài hước

Ngoài những lợi ích về sức khỏe thể lực và tinh thần – cảm giác vượt qua nỗi sợ hãi có lẽ là phần thú vị nhất của trải nghiệm tắm nước đá lạnh.

Tiến sĩ Johnathan Leary, bác sĩ chăm sóc sức khỏe người Mỹ (Concierge Wellness Doctor) nhấn mạnh rằng “Bạn sẽ cảm thấy sức khoẻ cải thiện hơn rõ rệt và nhận được tất cả những lợi ích mà nó mang lại nhưng bạn cần có sức mạnh tinh thần vượt lên trên sức mạnh thể chất để có thể bước vào một bồn nước đá lạnh – chính nỗ lực vượt qua nỗi sợ của bản thân thực chất mới là một lợi ích vô giá mà bạn sẽ có được. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt và cảm nhận được tác dụng rõ rệt từ liệu pháp tắm nước đá nhiều hơn cả liệu pháp Cryo ”(liệu pháp áp lạnh khiến cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cực lạnh trong vài phút)

Có nên ngâm mình trong nước lạnh hay không? - Đại Tướng Quân

Có thể bạn sẽ cảm thấy đây là một thử thách rất khó khi mới bắt đầu, dưới đây là một số mẹo giúp bạn trấn tĩnh tâm trí trước khi ngâm mình:

  • Hãy nhớ rằng nước đá thực chất sẽ làm ấm cơ thể bạn: Sau cú sốc nhiệt ban đầu, tuần hoàn của cơ thể sẽ hoạt động mạnh mẽ và làm ấm cơ thể của bạn sau khi bạn kết thúc quá trình tắm.
  • Thử bài tập hít thở chậm bằng mũi: Hãy hít một hơi thật sâu để luồng khí căng tràn vào phổi dưới rồi đến phổi trên. Nín thở trong 3 giây, sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng. Nhớ thả lỏng các cơ ở mặt, hàm, vai và bụng.
  • Liên tục di chuyển để duy trì tuần hoàn máu: Điều này sẽ giúp cơ thể bạn ấm lên nhanh hơn sau khi ngâm mình.
  • Đi cùng bạn bè, người thân để tạo động lực: Rõ ràng việc có người đi cùng động viên về tinh thần sẽ giúp mọi thứ dễ dàng hơn nhiều khi bạn cần vượt qua một điều gì đó đầy thử thách.

Xem thêm

Mùa đông ăn loại rau nào sẽ tốt cho sức khỏe?

Mùa đông ăn loại rau nào sẽ tốt cho sức khỏe?

Đây được mệnh danh là những loại rau của mùa đông, nhờ khả năng chống chọi với thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt. Những giống cây chịu lạnh này có thể chịu được nhiệt độ lạnh giá do lượng đường chứa trong chúng cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...