Tập đoàn FLC lại xin hoãn công bố báo cáo tài chính năm 2021

Thay vì công bô báo cáo tài chính như dự kiến, FLC vẫn chưa thể công bố báo cáo tài chính do chưa đạt được sự đồng thuận của hai bên…
tập đoàn flc

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) vừa công bố văn bản về lộ trình khắc phục các vi phạm công bố thông tin. 

Theo văn bản, FLC giải trình chưa thể công bố báo cáo tài chính năm 2021 vào ngày 25/5 như đã hứa trước đó. Sau quá trình trao đổi thống nhất, tập đoàn FLC và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY vẫn tồn tại một số vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận vì vậy báo cáo tài chính chưa được hoàn thành.

Tập đoàn FLC cho biết sẽ gấp rút phối hợp với UHY để phát hành các báo cáo tài chính và công bố thông tin theo quy định. Sau khi các báo cáo tài chính năm 2021 được phát hành, Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC sẽ triệu tập họp đại hội đồng cổ đông thường niên để thông qua việc lựa chọn đơn vị kiểm toán các báo cáo tài chính của năm tài chính 2022. Trên cơ sở đó, công ty sẽ tiến hành làm việc với đơn vị kiểm toán để thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2022.

Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã quyết định đưa cổ phiếu FLC vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 25/5 do chậm nộp báo cáo tài chính. 

Đến thời điểm hiện tại, ngoài báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, tập đoàn này cũng chưa nộp báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2022 và cả năm 2022. Báo cáo tài chính tự lập quý 4/2022 và quý 1/2023 cũng chưa được công bố.

Giá cổ phiếu FLC
Giá cổ phiếu FLC thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, ngoài FLC, toàn bộ các cổ phiếu khác thuộc "họ FLC" đều đang bị lãnh phạt và không được phép giao dịch. Trong khi HAI, ROS bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HOSE; KLF, AMD, GAB, ART cũng đều bị đình chỉ giao dịch.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...