Tasco lại muốn thoái vốn khỏi Bệnh viện Mắt Hà Nội 2

Tính đến cuối quý III, Tasco đang nắm 67% vốn điều lệ tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 với số vốn đầu tư là 17,85 tỷ đồng, được trích lập dự phòng toàn bộ. Trước đó, Tasco đã từng có định thoái vốn khỏi bệnh viện này do khó khăn tài chính nhưng sau đó đã đổi ý.
Tasco lại muốn thoái vốn khỏi Bệnh viện Mắt Hà Nội 2

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tasco (HNX: HUT) vừa thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ tại Công ty Cổ phần Bệnh viện Mắt Hà Nội Cơ sở 2.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, Tasco đang nắm 67% vốn tại bệnh viện này với số vốn đầu tư là 17,85 tỷ đồng, được trích lập dự phòng toàn bộ.

Trong khi đó, chiến lược tái cấu trúc mới công bố, Tasco cho biết sẽ dồn nguồn lực và đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm như đầu tư hạ tầng giao thông bao gồm hạ tầng thông minh VETC, các dự án hạ tầng theo hình thức PPP, đầu tư khai thác bất động sản và cả y tế.

Theo đó, Tasco khẳng định sẽ tập trung thực hiện hóa và phát triển các dự án hiện hữu trong lĩnh vực bất động sản và y tế như dự án 48 Trần Duy Hưng, khu vực bất động sản dịch vụ tại Khu đô thị Xuân Phương, dự án Bệnh viện Hải Châu và phát triển kinh doanh Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2.

Đáng chú ý, không chỉ muốn bán toàn bộ vốn Công ty Cổ phần Bệnh viện Mắt Hà Nội Cơ sở 2, Tasco cũng có ý định chuyển nhượng cổ phần của mình tại 7 công ty con/công ty liên kết để tập trung đầu tư cho các lĩnh vực cốt lõi. Ước tính tổng giá trị thoái vốn tối thiểu là 600 tỷ đồng.

Trước đó “ông trùm BOT” Tasco đã từng có định thoái vốn khỏi Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 do khó khăn tài chính nhưng sau đó đã đổi ý. 

Cụ thể, theo nội dung tờ trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021 diễn ra hồi tháng 6, công ty đã có kế hoạch thoái vốn khỏi lĩnh vực không có thế mạnh, trong đó có lĩnh vực y tế, nhưng công ty đã không hoàn thành mục tiêu này trong năm 2020.

Sau đó, Tasco đã rà soát chiến lược gần đây nhất và quyết định vẫn lựa chọn y tế là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính trong thời gian tới.

Ngay cả tờ trình ĐHĐCĐ bất thường mới đây, sau khi thay chủ tịch và chuyển giao đội ngũ lãnh đạo, Tasco đã có chủ trương định hướng tái cấu trúc mạnh mẽ, tập trung vào các ngành nghề và lĩnh vực hoạt động chính có ưu thế và cam kết lâu dài cho lĩnh vực hạ tầng thiết yếu như giao thông, VETC và cả y tế.

Về tình hình kinh doanh, Tasco đã trải qua 6 quý liên tục không có lãi. Kết thúc quý III vừa qua, doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế 73 tỷ đồng, nâng con số lỗ sau 9 tháng đầu năm lên 146 tỷ đồng, nặng nề hơn rất nhiều khoản lỗ gần 90 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến hết quý III, lỗ lũy kế của Tasco đã cán mốc 53,4 tỷ đồng. Đặc biệt, dù đã tiên lượng kết quả kinh doanh tiếp tục không khả quan trong năm 2021 với ước tính lỗ ròng 100 tỷ đồng, song chỉ sau 9 tháng, Tasco đã vượt ra ngoài mức lỗ kế hoạch này.

Trên thị trường, khép phiên giao dịch 23/12, cổ phiếu HUT tăng nhẹ 300 đồng lên 18.900 đồng/cổ phiếu.

Mới đây, Tasco đã chào bán thành công 80 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 7 nhà đầu tư cá nhân trong nước với tổng giá trị huy động 800 tỷ đồng.

Xem thêm

BOT và Tasco: Duyên “bạc” - Nợ “vàng”

BOT và Tasco: Duyên “bạc” - Nợ “vàng”

Tasco (mã: HUT) được biết đến là một “đại gia có tiếng” trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông và quản lý các dự án BOT. Nhưng đến nay, “con gà đẻ trứng vàng” này lại trở thành gánh nặng kéo doanh

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...