Tất cả các thành viên BTS sẽ nhập ngũ trong năm nay và năm sau

BTS được cho là sẽ tái hợp vào "khoảng năm 2025, sau khi kết thúc 2 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình”.
Tất cả các thành viên BTS sẽ nhập ngũ trong năm nay và năm sau

Các thành viên BTS đã đưa thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc của mình, kết thúc cuộc tranh luận nhiều năm về vấn đề liệu các ngôi sao K-pop hàng đầu có nên được miễn trừ quân sự vì vị thế và cống hiến cho văn hoá, kinh tế quốc gia hay không. Công ty quản lý của nhóm là Big Hit Music mới đây đã cho biết BTS sẽ tái hợp “vào khoảng năm 2025, sau khi họ hoàn tất nghĩa vụ quân sự của mình” trong một tuyên bố chính thức.

Theo đó, các thành viên BTS vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi các dự án âm nhạc độc lập. Thành viên lớn tuổi nhất của nhóm, Jin, sẽ bắt đầu quá trình nhập ngũ vào cuối tháng này, sau khi phát hành đĩa đơn solo mới. Sáu thành viên khác của nhóm sẽ thực hiện các yêu cầu nhập ngũ theo lịch trình cá nhân.

thành viên BTS

Sau khi nhập ngũ, các thành viên BTS sẽ nhận được 5 tuần huấn luyện chiến đấu trước khi nhận nhiệm vụ đến một đơn vị cụ thể. Quân đội Hàn Quốc trước đây thường giao cho các nghệ sĩ giải trí nhiều vai trò liên quan đến sản xuất nội dung truyền hình và phát thanh quảng cáo, nhưng hình thức này đã chấm dứt hoàn toàn vào năm 2013 do các vấn đề về sự công bằng và cụm từ “lính giải trí”. 

Vào tháng 6, BTS đã gây sốc cho người hâm mộ trong bữa tối Festa khi tiết lộ kế hoạch tạm ngừng hoạt động vô thời hạn để mỗi thành viên có thể tập trung vào sự nghiệp solo của riêng mình. Trong một video dài một giờ từ sự kiện, Jungkook chia sẻ: “Mỗi người chúng tôi sẽ dành một chút thời gian để nghỉ ngơi và trải nghiệm nhiều điều khác trong cuộc sống. Chúng tôi hứa sẽ trở lại vào một ngày nào đó và thậm chí sẽ còn trưởng thành hơn bây giờ ”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...