Tehran tiến hành cuộc diễn tập UAV – tên lửa quy mô lớn cảnh báo Mỹ

Tehran bắt đầu cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn mới nhất sâu trong sa mạc Iran với hàng loạt tên lửa đất đối đất, tên lửa phòng và hệ thống máy bay không người lái (UAV) quân sự tiên tiến nhất.

Ngày 15/1, các bản tin và video được truyền thông Iran đăng tải cho thấy cuộc trình diễn sức mạnh quân sự mới nhất của quốc gia này. Cuộc diễn tập quy mô lớn là giai đoạn đầu của chương trình huấn luyện – diễn tập của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) mang tên Payambar-e Azam 15 (‘Nhà tiên tri vĩ đại 15’), trong đó lực lượng IRGC thực hiện các cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa vào các mục tiêu kẻ thù giả định.

Cuộc diễn tập được tổ chức dưới sự chỉ đạo của các quan chức quân đội cao cấp, trong đó có Tư lệnh trưởng lực lượng IRGC, thiếu tướng Hossein Salami, và tư lệnh trưởng lực lượng không quân Vũ trụ, chuẩn tướng Amir-Ali Hajizadeh.

Các video do truyền thông nhà nước và địa phương công bố trực tuyến ghi lại cảnh tượng ấn tượng của hàng loạt tên lửa được phóng lên từ sa mạc cũng các cuộc tấn công bằng UAV tự sát vào các mục tiêu kẻ thù giả định.

Trước đó, ngày 14/1 Iran cũng tiến hành cuộc diễn tập hải quân, kéo dài hai ngày ở Vịnh Oman, mang tên Eqtedar-99 (Sức mạnh-99), khi mối quan hệ Mỹ - Iran gia tăng căng thẳng trong khu vực và trong tuần cuối cùng của chính quyền Trump.

Cuộc diễn tập Hải quân bắt đầu với việc chính thức bàn giao và hạ thủy "tàu căn cứ tiền phương" Makran, một tàu chở dầu dài 228 mét được chuyển đổi mục đích sử dụng. 

Căng thẳng giữa Iran và Mỹ càng gia tăng trong những tuần gần đây sau khi Iran bắt giữ một tàu chở dầu Hàn Quốc và Washington đưa một tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa Tomahawk đến Vịnh Ba Tư. Lầu Năm Góc cũng quyết định không rút tàu sân bay USS Nimitz khỏi Trung Đông.

Truyền thông Iran công bố video, ghi lại cảnh một tàu ngầm của Hải quân Mỹ đang cơ động trên biển trong khu vực lân cận cuộc diễn tập của Hải quân Iran gần eo biển Hormuz.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...