Tesla phải bồi thường 137 triệu USD cho cựu nhân viên

Tesla sẽ phải trả 137 triệu USD tiền bôi thường cho cựu nhân viên vì các cáo buộc môi trường làm việc độc hại, theo phán quyết của Toà án.
Tesla phải bồi thường 137 triệu USD cho cựu nhân viên

Tòa án liên bang San Francisco đã đưa ra phán quyết yêu cầu Tesla phải trả cho cựu nhân viên, Owen Diaz, 137 triệu USD bồi thường vì môi trường làm việc phân biệt chủng tộc gây ra các tổn hại về mặt thể chất và tinh thần. 

Owen Diaz, một cựu nhân viên hợp đồng đã được Tesla thuê lại thông qua một cơ quan nhân sự vào năm 2015, cho biết bản thân đã phải đối mặt với một môi trường làm việc thù địch, khi các đồng nghiệp đã có những lời gièm pha và xúc phạm anh và những đồng nghiệp da màu khác, đồng thời để lại những hình vẽ bậy về phân biệt chủng tộc trong nhà vệ sinh và khu vực làm việc của anh Diaz. 

Theo luật sư của Owen Diaz, vụ việc chỉ có được công khai lên lên án bởi người lao động chưa ký vào một trong những thoả thuận trọng tài bắt buộc tại Tesla. Trong đó, công ty sử dụng điều khoản trọng tài để buộc nhân viên giải quyết tranh chấp đằng sau những “cánh cửa đóng kín” thay vì trong một phiên tòa công khai.

Giống như các công ty khác sử dụng điều khoản trọng tài, Tesla hiếm khi phải đối mặt với những thiệt hại đáng kể hoặc phải thực hiện các hành động khắc phục sâu sắc sau khi các trọng tài giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trước đây Tesla đã phải trả 1 triệu USD - kết quả của một thỏa thuận trọng tài - cho một cựu nhân viên khác, Melvin Berry, người cũng phải chịu đựng một môi trường làm việc phân biệt chủng tộc, thù địch tại Tesla.

Một vụ kiện tập thể khác cũng đang chờ xử lý ở Hạt Alameda ở California, cáo buộc rằng Tesla đầy rẫy hành vi phân biệt chủng tộc và quấy rối nơi làm việc. 

Một cổ động của công ty, Nia Impact Capital, đang thúc giục hội đồng quản trị của Tesla nghiên cứu các tác động của điều khoản trọng tài đối với nhân viên và văn hóa của chính họ. Đặc biệt, các cổ đông lo ngại rằng điều khoản trọng tài bắt buộc có thể ngầm kích hoạt và che giấu các hành vi quấy rối tình dục và phân biệt chủng tộc từ các bên liên quan, cuối cùng gây hại cho nhân viên, làm giảm tinh thần và năng suất cũng như đè nặng lên lợi nhuận.

Đây là năm thứ hai liên tiếp Nia Impact Capital đưa ra đề xuất như vậy. 

Cuộc họp cổ đông thường niên của Tesla dự kiến ​​vào ngày 7/10 và sẽ diễn ra tại nhà máy lắp ráp xe mới của Tesla đang được xây dựng bên ngoài Austin, Texas.

Tesla đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

CNBC

Xem thêm

Mỹ điều tra chính thức đối với hàng trăm nghìn xe Tesla

Mỹ điều tra chính thức đối với hàng trăm nghìn xe Tesla

Ngày 16/8, Cục An toàn giao thông đường bộ quốc gia (NHTSA) thông báo đã chính thức mở cuộc điều tra đánh giá an toàn đối với hệ thống tự lái Autopilot của hãng xe Tesla, sau khi xác định hệ thống này liên quan tới một loạt vụ tai nạn.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...