Thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát

Thông tin nóng nhất trên thị trường đêm 10/11 là những diễn biến tại phố Wall sau khi số liệu lạm phát tháng 10 của Mỹ được công bố và chỉ số CPI này khả quan hơn dự đoán trước đó của các khảo sát thị trường.
chứng khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát

Theo đó, so với tháng 9 thì CPI hay chỉ số lạm phát tháng 10 của Mỹ chỉ tăng 0,4%. Con số này trước đó vốn được Reuters dự đoán là 0,6%. Còn riêng CPI lõi chỉ tăng 0,3% - thấp hơn đáng kể so với tháng 9.

Ngay lập tức thị trường chứng khoán Mỹ (phố Wall) đã phản ứng trước thông tin tích cực này. Chốt phiên đêm 10/11, các chỉ số có xu hướng tăng mạnh. 

Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 3,69% (1.198,27 điểm) lên 33.715,37 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 5,54, lên 3.956,31 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cộng 7,35%, đóng cửa ở mức 11.114,15 điểm.

Những "đứa con cưng" một thời của chứng khoán Mỹ bị "vùi dập" trong thị trường giá xuống năm 2022 là những cái tên chứng kiến sức tăng mạnh nhất trong phiên này, như Nvidia tăng khoảng 14%, Meta Platforms tăng 10% và Alphabet tăng 7,6%.

Việc chỉ số CPI tháng 10 hạ nhiệt khiến các nhà đầu tư càng có thêm tự tin là trước mắt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ lỏng tay hơn trong lộ trình tăng lãi suất của mình do đã có dấu hiệu lạm phát dần được kiểm soát. Sau khi thị trường mở cửa chỉ số đồng USD cũng bắt đầu giảm 1,66%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...