Tiêm kích F-15C Eagle Mỹ rơi ở Anh, phi công thiệt mạng

Ngày 15/06/2020, trang NBC dẫn nguồn tin từ không quân Mỹ cho biết, một máy bay chiến đấu F-15C Eagle bị rơi khi đang bay huấn luyện ngoài khơi bờ biển nước Anh, phi công thiệt mạng và đã tìm thấy thi thể.

Bản tin cho biết: Một F-15C Eagle của Không quân Mỹ bị rơi vào lúc 09.40 ngày 15/06/2020 trên Biển Bắc. Máy bay thuộc không đoàn số 48, đóng quân tại căn cứ RAF Lakenheath, Vương quốc Anh. 

Chiếc F-15C Eagle bị tai nạn đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên với một phi công điều khiển. Lực lượng Tìm kiếm Cứu hộ của Vương quốc Anh đang được triển khai để tìm kiếm. Cảnh sát biển Vương quốc Anh cho biết đã nhận được thông tin về một chiếc máy bay rơi ngoài khơi cách bờ biển Flborough 74 hải lý.

Đại tá Will Marshall, chỉ huy trưởng Không đoàn chiến đấu số 48 cho biết: Nguyên nhân của vụ tai nạn chưa được biết rõ, họ tên của phi công không được công bố cho đến khi người thân của phi công nhận được thông báo.

Đại tá Marshall nói: “Sự cố là một sự mất mát bi thảm, xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất của chúng tôi đến gia đình phi công và Phi đội số 493.

Đại sứ Mỹ tại Vương quốc Anh Woody Johnson, đăng lời chia buồn trên tài khoản Twitter của mình.

“Đây là nỗi buồn lớn của chúng ta về sự ra đi của một phi công ngày hôm nay. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn và cầu nguyện sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè và lực lượng Không quân Mỹ tại Vương quốc Anh”.

Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn với chiếc F-15 Eagle, các nhà quan sát hàng không cho biết, một trực thăng cánh quạt xoay CV-22 Osprey, máy bay vận tải hạng nặng đặc chủng MC-130, máy bay trinh sát RC-135W, máy bay vận tải C-17, máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-10A và một máy bay ném bom chiến lược B -52 đang bay đến khu vực lân cận vụ tai nạn.

Không quân Mỹ tăng cường một máy bay tiếp dầu KC-135R để hỗ trợ các phương tiện bay tìm kiếm, một máy bay cảnh báo và điều khiển trên không (AWACS) của NATO cũng đang tiếp cận khu vực xảy ra tai nạn.

Một máy bay trinh sát và cảnh báo sớm (AWACS) E-3 Sentry của Không quân Pháp, bay qua Ba Lan cũng chuyển hướng về phía tây, hướng ra Biển Bắc, hỗ trợ chiếc AWACS của NATO trong hoạt động tìm kiếm.

Không quân Mỹ đã mất ba máy bay chiến đấu trong mấy tháng qua.

Ngày 15/03/2020, một chiếc F-22 Raptor bị rơi tại căn cứ không quân Eglin.

Ngày 20/03/2020, một chiếc F-35 Joint Strike Fighter bị rơi tại Eglin.

Ngày 09/06/2020, một chiếc F-35 gẫy càng khi hạ cánh, gây thiệt hại không xác định với máy bay.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…