TikTok mở trụ sở tại Thung lũng Silicon, “săn trộm” nhân viên của Facebook?

TikTok mới đấy đã chuyển đến một vị trí văn phòng tại Moutain View, California - nơi trước đó thuộc trụ sở của ứng dụng tin nhắn WhatsApp của Facebook.
TikTok mở trụ sở tại Thung lũng Silicon, “săn trộm” nhân viên của Facebook?

TikTok, ứng dụng truyền thông mạng xã hội mới nổi, đã mở một văn phòng ở Thung lũng Silicon, Mỹ và bắt đầu “săn trộm” nhân viên của Facebook, nhiều nguồn tin quen thuộc nói với CNBC.

Vị trí văn phòng mới này của TikTok chỉ cách trụ sở Menlo Park của Facebook vài dặm, đẩy mạnh tính cạnh tranh giữa hai công ty trong cùng một mặt trận “tranh giành” sự chú ý từ những người dùng trẻ tuổi.

TikTok được ra mắt năm 2017 bởi công ty ByteDance của Trung Quốc. TikTok cho phép người dùng xem và tạo các video ngắn thường được đi kèm các bài hát. Trên toàn bộ các ứng dụng toàn cầu của ByteDance, công ty hiện có 700 triệu người dùng hoạt động hàng ngày - thấp hơn so với con số 2,1 tỷ người dùng các ứng dụng như Instagram, Messenger hay WhatsApp của Facebook.

Cùng với văn phòng mới, TikTok và ByteDance đã đăng tuyển nhiều vị trí làm việc trong khu vực San Francisco trên website Linkedln. Kể từ năm 2018, công ty đã thuê hơn hai chục cựu nhân viên của Facebook.

Hai cựu nhân viên của Facebook hiện đang làm việc tại TikTok cho biết, sự hấp dẫn của việc rời khỏi Facebook để sang TikTok bắt nguồn từ mong muốn làm việc tại một công ty truyền thông mạng xã hội khi nó đang trải qua giai đoạn tăng trưởng vượt bậc. Mặc dù Facebook cung cấp cho nhân viễn những quyền lợi tuyệt vời, thì TikTok cũng đang cung cấp một mức lương tương đương để cạnh tranh với đối thủ. Một người giấu tên chia sẻ TikTok được biết là “chào mời” mức lương cao hơn tới 20% so với Facebook. TikTok quan tâm đến việc tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh có khả năng giúp khắc phục những vấn đề phát sinh trong công nghệ phát phát triển cao.

Theo một nguồn tin quen thuộc khác, TikTok đã thuê thêm nhiều cựu nhân viên từ Snap, Hulu, Apple, Google, Youtube và Amazon.

Bên cạnh văn phòng mới tại San Francisco, TikTok cũng đang lên kế hoạch nâng cấp trụ sở tại Culver City gần Los Angeles. Công ty sẽ chuyển đến một địa chỉ mới vào đầu năm 2020 với sức chứa 1000 nhân viên.

Hiện, Facebook vẫn chưa liệt kê TikTok như một đối thủ cạnh tranh trên các tài liệu tài chính của mình vì cả Twitter và Snapchat đều đang có mặt trong đó, nhưng TikTok có xuất hiện trên radar “xem xét” của Facebook.

Vào năm ngoái, Facebook đã phát hành Lasso - một ứng dụng gần giống với TikTok. Bên cạnh đó, Instagram của Facebook cũng được cho là đang làm việc trên một tính năng mới có tên là Clips với nhiều tương đồng trong khả năng tạo video như TikTok. Và trong một cuộc họp gần đây với các nhân viên, CEO Facebook Mark Zuckergerg cho biết họ đang có kế hoạch cạnh tranh với TikTok bằng cách đánh bại nó với Lasso trên các thị trường mà ứng dụng này chưa đạt được sức hút, ví dụ như Mexico.

“TikTok … thực sự là một sản phẩm internet tiêu dùng đầu tiên bởi một ‘người khổng lồ công nghệ’ của Trung Quốc đang làm việc khá tốt trên thế giới. Và nó cũng đang dần mở rộng ở Hoa Kỳ, đặc biệt là với các bạn trẻ,” Mark Zuckergerg chia sẻ.

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...