Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine

Thủ lĩnh nhóm Maroon 5 - Adam Levine và thiên thần nội y Behati Prinsloo gọi biệt thự phong cách điền trang ấm cúng, tràn ngập cây xanh của họ là 'nơi trú ẩn hoàn hảo' trong mùa dịch. Vợ chồng nam ca sĩ chi 32 triệu USD để sở hữu từ năm 2019.
Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine

Bước vào ngôi nhà của cặp vợ chồng Adam Levine và Behati Prinsloo tại Los Angeles, bạn không thấy chất rock-and-roll điên cuồng mà thay vào đó, là một không gian sống sang trọng, nhẹ nhàng và lý tưởng được thể hiện qua gam màu trắng trang nhã, nội thất ấm áp vừa vặn hòa quyện vào thiên nhiên xinh đẹp.

Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine

Cặp sao Adam Levine - Behati Prinsloo tự hào giới thiệu ngôi nhà của họ trên tạp chí Architectural Digest tháng 8. Cặp sao gọi nơi đây là chốn nương náu mộng mơ của họ từ khi chuyển đến cách đây hai năm.

Cặp đôi đã bán ngôi nhà ở Beverly Hills hoa lệ ồn ã để chuyển đến nơi này, một vùng đất thanh bình để tránh khỏi những căng thẳng và áp lực. Dẫn phóng viên của Architectural Digest tham quan cơ ngơi, Prinsloo giới thiệu nhà được thiết kế bởi Cliff May vào cuối những năm 1930, đã trải qua nhiều lần tu sửa cho phù hợp sở thích gia chủ. "Giữa lệnh phong tỏa vì dịch Covid-19, chúng tôi đặc biệt biết ơn khi có chỗ này", Levine nói. Vợ anh đáp lời: "Ngôi nhà là tất cả những gì chúng tôi cần và muốn".

Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine-2

Với màu kem chủ đạo, bất động sản được trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật của Rashid Johnson, Raymond Pettibon và Sage Vaughn. Hơi hướm nghệ thuật cũng xuất hiện trong chi tiết trên nội thất.

Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine-3

Một tác phẩm nghệ thuật của Mary Corse tô điểm cho lò sưởi trong phòng khách. Ghế của Waldo’s Designs.

Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine-4

Một cặp ghế Jacques Adnet với bảng màu trầm hơn một chút. Chiếc bình gốm trên quầy bar của Chris Brock, và bức tranh của Henry Taylor. Levines làm việc với cố vấn nghệ thuật Meredith Darrow.

Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine-5

Phòng thu âm của Adam Levine treo bức tranh tê giác - loài vật mà vợ anh đang nỗ lực cứu khỏi nạn săn bắn. Behati cũng thành lập một tổ chức từ thiện để giải cứu tê giác.

Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine-6

Nhà bếp có dòng sản phẩm của La Cornue, máy hút mùi Wolf, tủ lạnh tích hợp Sub-Zero, máy rửa bát và lò nướng âm tường Miele. Ghế đẩu của Thomas Hayes Studio,…

Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine-7

Phòng ăn sang trọng, hiện đại của vợ chồng Adam Levine.

Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine-8

Vợ chồng giám khảo The Voice có hai phòng quần áo riêng. Phòng của Adam Levine (trái) là kệ không vách ngăn - nơi anh treo quần áo và bộ sưu tập giày của mình. Adam tiết lộ anh đã học hỏi phòng đựng đồ của những đàn anh trong làng nhạc có khiếu thời trang như David Letterman và Kanye West. Phòng của bà xã Adam chia ngăn nhỏ hơn để cô cất trữ nhiều món phụ kiện. Siêu mẫu gốc Nambia rất quý căn phòng này, thường vào đây ngồi nhâm nhi cốc bia và ngắm tủ đồ của mình.

Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine-9

Phòng chiếu phim là nơi các con của cặp sao yêu thích. Vợ chồng Adam Levine cũng xem các chương trình thể thao ở đây.

Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine-10

Phòng ngủ của cặp sao có view quyến rũ nhìn ra khu vườn rộng ngút tầm mắt. Căn phòng thiết kế theo phong cách tối giản mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn.

Tổ ấm 32 triệu USD của vợ chồng Adam Levine-11

Cặp sao đều yêu thích không gian sống thoải mái, bình yên.

Ngoài biệt thự 32 triệu ở Los Angeles, vợ chồng giọng ca Sugar còn sở hữu nhiều bất động sản khác, như căn hộ 47,5 triệu USD ở Berverly Hills. Theo Celebrity Net Worth ước tính, tổng giá trị tài sản của Levine - Prinsloo gần 130 triệu USD. Đã 7 năm kể từ lễ cưới, cặp uyên ương vẫn hạnh phúc. Theo People, họ hiếm lúc cãi nhau vì thủ lĩnh nhóm Maroon 5 yêu chiều vợ con hết mình.

Xem thêm

Bên trong ngôi biệt thự đắt giá nhất thế giới

Bên trong ngôi biệt thự đắt giá nhất thế giới

Căn biệt thự “đắt giá nhất trên thế giới” gần đây xuất hiện trong video của nhà sản xuất người Anh Michael. Đây cũng là lần đầu tiên những hình ảnh bên trong căn biệt thự được công bố với thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...