Toà án Brazil yêu cầu chính phủ bảo vệ các bộ lạc thổ dân khỏi nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Toà án Tối cao Brazil đã đưa ra phán quyết yêu cầu chính phủ áp dụng các biện pháp cấp thiết để bảo vệ người thổ dân bản địa khỏi sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Toà án Brazil yêu cầu chính phủ bảo vệ các bộ lạc thổ dân khỏi nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Toà án Tối cao Brazil đã đưa ra phán quyết yêu cầu chính phủ của TT Jair Bolsonaro phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cấp thiết để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 trong cộng đồng những bộ lạc bản địa. 

Đa số các thẩm phán đã bỏ phiếu thuận cho đề xuất gia hạn 30 ngày cho chính phủ để vạch ra kế hoạch giảm thiểu tối đa mối đe doạ Covid-19 với những bộ lạc thiểu số tại các vùng trong nước - nhóm người dễ chịu tổn thương nhất trước tình hình đại dịch. 

Các biện pháp được gợi ý bao gồm việc xây dựng các hàng rào vệ sinh để ngăn chặn người ngoài xâm nhập vào vùng đất của bộ lạc, cũng như trục xuất ngay lập tức những kẻ khai thác gỗ và mỏ bất hợp pháp mà có thể là nguồn lây Covid-19. 

Hành động này được tổ chức bảo vệ dân tộc bản địa APIB khởi xướng, dưới sự hỗ trợ của 6 đảng chính trị đối lập đã nhiều lần chỉ trích TT Bolsonaro vì sự thờ ơ, coi thường dịch bệnh tại nước này trong thời gian đầu của đợt bùng phát. 

Theo APIB, 631 người thổ dân đã tử vong vì Covid-19 với 22.325 trường hợp nhiễm bệnh trong tổng số 850.000 người thổ dân gốc Brazil. Gần 1/2 của 300 bộ lạc thổ dân đã xác nhận nhiễm bệnh. 

Đại dịch đã gây nguy hiểm sâu sắc tới các cộng đồng thổ dân tại khu vực Amazon, những người không có khả năng truy cập tới hệ thống chăm sóc sức khoẻ và có môi trường sống chung dưới những ngôi nhà lớn của cả bộ lạc, khiến việc giãn cách xã hội dường như là không thể. Các bộ lạc cũng đang dần mất đi những truyền thống văn hoá lâu đời do sự qua đời đột ngột từ những già làng. 

Hôm qua (5/8), tù trưởng Aritana Yawalapiti, một trong những nhà lãnh đạo thổ dân Thượng Xingu có ảnh hưởng nhất tại Brazil, đã qua đời vì Covid-19 ở tuổi 71.

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...