Tổng công ty Sông Đà giao dịch 670.300 cổ phần trên Upcom

Ngày 12/2/2018, gần 670 nghìn cổ phiếu của Tổng công ty Sông Đà (Tổng công ty) chính thức giao dịch trên Upcom với mã chứng khoán SJG. Giá tham chiếu trong phiên đầu tiên là 11.100 đồng/CP.
Tổng công ty Sông Đà giao dịch 670.300 cổ phần trên Upcom

Với số lượng cổ phần giao dịch còn khá ít, giá trị giao dịch trên Upcom hiện mới chỉ đạt gần 6,7 tỷ đồng.

Trước đó, Tổng công ty Sông Đà đã tổ chức chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng hơn 219,6 triệu cổ phần, tương đương 48,82% vốn điều lệ tại HNX vào ngày 25/12/2017. Sông Đà đã đưa cổ phiếu lên Upcom giao dịch trong vòng 49 ngày.

Theo phương án cổ phần hoá, hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà sẽ tăng trưởng khả quan trong giai đoạn 2017-2019.

Cụ thể, năm 2017, tổng doanh thu kế hoạch của Công ty mẹ là 1.964 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 116 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến là 2%.

Trong hai năm 2018-2019, tổng doanh thu Công ty mẹ sẽ tăng trưởng hơn 22%, lần lượt đạt 2.400 tỷ đồng và 2.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tương ứng là 207 tỷ đồng và 216 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến chia ở mức 3%.

Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2017 – 2019:

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Tổng doanh thu (tỷ đồng)

1.964

2.400

2.900

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)

116

207

216

Tỷ lệ LNST/Vốn CSH (%)

2,3

4,1

4,3

Lãi cơ bản/1 cổ phiếu (EPS) (đồng)

331

348

377

Tỷ lệ trả cổ tức (%)

2

3

3

Nguồn: Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà

Tổng công ty Sông Đà được thành lập từ năm 1995, tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng các nhà máy điện, cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà máy công nghiệp, công trình dân dụng; chế tạo và cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng; công nghệ xây dựng, kinh doanh bất động sản.

Với thế mạnh là xây dựng các công trình thủy điện, Tổng công ty Sông Đà là nhà thầu chính của nhiều dự án thủy điện lớn tại Việt Nam trong đó có những công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á như Thủy điện Sơn La (2.400 MW), thủy điện Hòa Bình (1920MW), thủy điện Lai Châu, và là nhà thầu EPC của một số dự án khác như Tuyên Quang, Se san 3… Sông Đà chiếm 85% thị phần trong nước về xây dựng thủy điện, hiện là nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Tổng công ty Sông Đà cũng mở rộng hoạt động của mình sang Lào với các dự án thủy điện Xekaman 1, Xekaman 3.

 Kết quả kinh doanh trong giai đoạn năm 2015 – 2016 của Tổng công ty Sông Đà:

Chỉ tiêu

2015

2016

Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)

7.828,75

7.862,18

Doanh thu thuần (tỷ đồng)

17.032,36

9.901,78

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)

586,109

452,237

Tỷ suất LNST/vốn CSH (%)

5,75

7,49

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2016

Sông Đà cũng là một trong các nhà thầu lớn của Việt Nam trong lĩnh vực thi công công trình ngầm. Tổng công ty đã thực hiện hơn 100 km đường hầm, đặc biệt là hầm Hải Vân với phương pháp thi công NATM.

Ngoài ra, Tổng công ty cũng đã thực hiện thành công nhiều dự án công nghiệp như nhà máy Xi măng Hạ Long, Xi măng Bút Sơn, nhà máy Giấy Bãi Bằng,… cùng các dự án giao thông như đường cao tốc Láng Hòa Lạc, đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, hầm đường bộ Hải Vân, hầm đường bộ Đèo Ngang,…

Trong đó, mảng hoạt động xây dựng đóng góp tới 66% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng có đóng góp đáng kể, chiếm tỷ trọng trên 15% tổng doanh thu.

Trong thời gian tới, Tổng công ty Sông Đà tiếp tục phấn đấu trở thành công ty xây dựng lớn mạnh trong quốc gia và khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, tổng công ty chú trọng phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới trong công tác quản lý điều hành cũng như trong thiết kế thi công và chế tạo thiết bị; phát triển thị trường trong nước, quốc tế và phát triển nguồn tài chính cho tổng công ty. 

>> IPO Tổng công ty Sông Đà: Chỉ bán được 0,36% lượng cổ phần chào bán

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...