Trái ngược với kỳ vọng của giới phân tích, thị trường IPO Hồng Kông tiếp tục èo uột

Thị trường IPO của Hồng Kông vẫn chưa đạt được sự phục hồi như kỳ vọng của các nhà phân tích...

Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông (HKEX)
Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông (HKEX)

Theo KPMG, trong ba quý đầu năm, thị trường IPO Hồng Kông đã hoàn tất 44 đợt niêm yết và huy động được 24,6 tỷ HKD (3,14 tỷ USD). Đây là mức sự sụt giảm 65% về số lượng giao dịch và 15% về số tiền thu được so với cùng kỳ năm ngoái.

Bà Irene Chu, đối tác tại KPMG Trung Quốc, chia sẻ với CNBC: “Thị trường Hồng Kông chưa phục hồi được như mong đợi”.

Thị trường chứng khoán Hồng Kông là một trong những thị trường có hoạt động ảm đảm nhất trong năm ngoái, giảm 15% vào năm 2022, cũng là năm sụt giảm thứ ba liên tiếp.

“Thị trường Hồng Kông hiện đang ở rơi xuống điểm cực thấp so với những ngày tốt đẹp của năm 2020 đổ lại. Vì vậy tâm lý chung vẫn chưa thể hồi phục. Quả thực, đến nay chúng tôi không dám kỳ vọng thị trường IPO sẽ phục hồi nhanh chóng chứ đừng nói tới việc so sánh với thời kỳ đỉnh cao trong quá khứ”, ông Ringo Choi, lãnh đạo IPO châu Á-Thái Bình Dương tại EY, cho biết.

Trước đó, báo cáo tháng 6 của EY và báo cáo đánh giá giữa năm do KPMG Trung Quốc công bố đã đưa ra dự đoán rằng thị trường IPO ở Hồng Kông có thể hồi phục vào nửa cuối năm 2023.

Vào ngày 27/10, màn ra mắt thị trường của J&T Express, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần Indonesia được Tencent hậu thuẫn, đã có một kết quả khá mờ nhạt. Cổ phiếu mở cửa không đổi và sau đó kết thúc ở mức thấp hơn 1,33%.

Theo Reuters, J&T - công ty niêm yết lớn thứ hai trên sàn giao dịch Hồng Kông năm nay, ban đầu dự kiến huy động được ít nhất 1 tỷ USD khi niêm yết nhưng đã cắt giảm mục tiêu một nửa do tâm lý yếu kém.

“Thị trường chứng khoán Hồng Kông và định giá cổ phiếu vẫn yếu trong quý 3 năm 2023, do những diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là xung quanh việc Mỹ tăng lãi suất. Nhiều ứng cử viên IPO tiếp tục hy vọng vào sự thay đổi trên thị trường trong giai đoạn chuẩn bị và lên kế hoạch IPO”, Deloitte cho biết trong một báo cáo hồi tháng 9.

IPO lớn nhất Hồng Kông trong năm nay, nhà sản xuất rượu Trung Quốc ZJLD Group, đã giảm mạnh 18% khi ra mắt giao dịch vào ngày 27/4.

Thực tế, vào năm ngoái, hai đợt IPO lớn nhất tại Hồng Kông bao gồm nhà sản xuất xe điện Trung Quốc Leapmotor và nhà cung cấp dịch vụ bất động sản Onewo cũng hoạt động kém hiệu quả, lần lượt giảm 34% và 7%.

“5 trong số 9 đợt IPO lớn của sàn giao dịch Hồng Kông (HKEX) gần đây nhất đều khá đáng thất vọng. Ở mức giá đóng cửa cuối cùng, tất cả các đợt IPO lớn của HKEX kể từ năm 2022 đến nay đều đang giao dịch dưới mức giá IPO”, ông Arun George, đồng sáng lập và nhà phân tích tại Global Equity Research cho biết trong một báo cáo ngày 26/10 được công bố trên mạng nghiên cứu đầu tư Smartkarma.

Hồng Kông hiện đang phải đối mặt với đà phục hồi kinh tế chậm chạp hậu Covid-19. Vào tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc nói chung xuống 5% trong năm nay và 4,2% vào năm 2024.

Tương tự như hoàn cảnh của Hồng Kông, sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến cũng chỉ huy động được lần lượt là 28,7 tỷ USD và 19,8 tỷ USD trong khoảng từ tháng 1 đến đầu tháng 10/2023, giảm 42% và 23% so với ba quý đầu năm ngoái, KPMG đưa tin.

Tuy nhiên, không chỉ riêng Trung Quốc mà sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu nói chung đang gặp khó khăn. Quá trình phục hồi kinh tế cần thêm một chút thời gian để có thể thực sự khởi sắc, bà Irene Chu của KPMG lưu ý.

Trong ba quý đầu năm nay, đã có 968 đợt IPO trên toàn cầu, huy động được 101,2 tỷ USD vốn, ghi nhận mức giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong nỗ lực củng cố thị trường, Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông hồi tháng 9 đã đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng tăng trưởng cao niêm yết.

Vào tháng 8, chính quyền thành phố đã công bố một nhóm đặc nhiệm nhằm tăng cường tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.

KPMG cho biết: “Các sáng kiến năng động, cùng với việc HKEX liên tục cải thiện cơ chế niêm yết, là rất quan trọng để củng cố thị trường vốn đa dạng và đa tầng của Hồng Kông. Đây cũng là chìa khóa để duy trì khả năng cạnh tranh của Hồng Kông với tư cách là một trung tâm tài chính hàng đầu khu vực”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Giới siêu giàu" đang được định nghĩa lại?

Định nghĩa "Giới siêu giàu" đã thay đổi

Với sự gia tăng nhanh chóng của các tỷ phú đã khiến người ta bắt đầu phải tìm kiếm một định nghĩa mới - phù hợp hơn để miêu tả chính xác thế nào là "Giới siêu giàu".

 Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Thị trường “chợ xám” (Grey Market - thị trường phi chính thức) hàng xa xỉ tại Trung Quốc đang ngày càng phát triển khi người tiêu dùng trẻ tuổi đổ xô đi “săn lùng” các mức giá hời trên một số nền tảng trực tuyến…

Đâu là nơi tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu?

Đâu là nơi tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu?

Theo báo cáo mới được công bố của 1st Move International, Lithuania, Hungary và Estonia là những địa điểm tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu. Trong khi đó, các quốc gia Tây Âu như Bỉ và Pháp lại được xếp vào danh sách ít hấp dẫn nhất…

Fed đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát?

Fed đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát?

Dữ liệu lạm phát tuần này cho thấy Fed đang tiến gần đến mục tiêu lạm phát 2% ngay sau khi cắt giảm lãi suất mạnh mẽ 0,5 điểm phần trăm vào tháng trước. Goldman Sachs dự báo, chỉ số PCE của Mỹ trong tháng 9 sẽ đạt mức 2,04% và có thể được làm tròn xuống 2%…

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu thông qua việc tăng thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù vấp phải phản đối từ Đức và Hungary, nhưng mức thuế bổ sung này dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 10/2024 nếu EU và Bắc Kinh không đạt được các thỏa thuận chung...

“Soán ngôi” Jeff Bezos, Mark Zuckerberg leo lên giàu thứ hai thế giới

“Soán ngôi” Jeff Bezos, Mark Zuckerberg leo lên giàu thứ hai thế giới

Mark Zuckerberg đã vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới, với giá trị tài sản ròng đạt 206,2 tỷ USD. Thành công này phản ánh đà tăng trưởng mạnh mẽ của Meta nhờ lợi nhuận từ quảng cáo trực tuyến và đầu tư vào trí tuệ nhân tạo…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ