Trung Quốc: Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 7

Trong tháng 7, lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh hơn so với tháng trước khi được hưởng lợi từ việc nới lỏng các biện pháp hạn chế chống COVID-19.
Trung Quốc: Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 7

Một cuộc khảo sát độc lập do nhóm truyền thông Trung Quốc Caixin thực hiện cho thấy Chỉ số quan lý thu mua (PMI) đạt 55,5 cho tháng 7, cao hơn mức 54,5 của tháng 6. Dữ liệu đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp gi tăng của lĩnh vực này, sau một loạt các vụ phong tỏa chống COVID tại các trung tâm kinh tế lớn đã làm tê liệt hoạt động kinh doanh trong nước.

Lĩnh vực dịch vụ rộng lớn của Trung Quốc, bao gồm các ngành như vận tải, bán lẻ và bất động sản, chiếm hơn một nửa GDP của đất nước.

Tuy nhiên theo thông tin từ chính phủ dựa trên một cuộc khảo sát khác, trong tháng 7, hoạt động sản xuất đã thu hẹp lại.

Số liệu cho thấy, bất chấp sự suy thoái trong hoạt động sản xuất và bất động sản, nền kinh tế dựa vào tiêu dùng của Trung Quốc vẫn giữ được một số sức mạnh của nó. Tuy không tránh khỏi sự suy giảm nhưng nó vẫn tăng  0,4% trong quý 2/2022.

Với việc các biện pháp hạn chế COVID hiện đang được nới lỏng trong nước, triển vọng kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ cải thiện trong nửa cuối năm nay. Mối đe dọa về việc phong tỏa nhiều hơn, xuất phát từ chính sách Zero COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc, khiến các nhà đầu tư nước ngoài tại quốc gia này không tránh khỏi sự lo lắng.

Lĩnh vực dịch vụ là một phần không thể thiếu trong việc giữ cho hoạt động kinh doanh của Trung Quốc tiếp tục mở rộng trong hai tháng qua. Những lo ngại về chính sách Zero COVID của Trung Quốc đã ảnh hưởng phần lớn đến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của nước này.

Sự gián đoạn trên thị trường hàng hóa toàn cầu cũng đã làm chậm lại hoạt động của các nhà máy Trung Quốc trong năm nay.

Chứng khoán Trung Quốc phản ứng tích cực với chỉ số PMI được công bố hôm nay, với chỉ số blue-chip Shanghai Shenzhen CSI 300 tăng 0,1% trong phiên giao dịch buổi sáng. Đồng Nhân dân tệ cũng tăng nhẹ so với đồng đô la.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...