Trung Quốc tăng cường 100 giàn phóng rocket giáp biên giới Ấn Độ

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng cường nguồn tiếp ứng và bố phòng ở những điểm cao dọc biên giới trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt đang tới.
Trung Quốc tăng cường 100 giàn phóng rocket giáp biên giới Ấn Độ

Mạng tin Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 19/10 dẫn nguồn tin ẩn danh thạo tin tại đại lục cho biết Trung Quốc đã triển khai hơn 100 giàn phóng rocket tầm xa tới vùng biên giới giáp Ấn Độ có độ cao lớn. Động thái này diễn ra trong bối cảnh đàm phán xử lý bất đồng biên giới không có tiến triển.

Theo nguồn tin, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang đẩy mạnh bố phòng quân sự để chuẩn bị đối phó với mùa đông và cũng là để đáp trả việc Ấn Độ triển khai ba trung đoàn lựu pháo chiến trường M777 dọc Đường kiểm thực tế (LAC) phân chia biên giới giữa hai nước.

“PLA đã triển khai hơn 100 tổ hợp pháo tự hành hạng nhẹ PCL-181 đặt trên xe bệ kéo dọc biên giới với Ấn Độ. Tầm bắn của PCL-181 lớn gấp đôi lựu pháo M777 của Ấn Độ. Diễn biến mới nhất về đàm phán biên giới nhắc nhở rằng PLA cần phải cảnh giác khi mùa đông đến”, nguồn tin nói.

Vòng đàm phán mới nhất về xử lý tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã kết thúc sau hơn 8 tiếng trong ngày 10/11 mà không đạt được kết quả nào. Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ đã đưa ra “những yêu sách phi thực tế, không hợp lý”, đồng thời hối thúc New Delhi không đánh giá sai tình hình.

Theo Đại tá Long Shaohua, phát ngôn viên Chiến khu Tây thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), phía Trung Quốc trong đàm phán đã rất nỗ lực để thúc đẩy giảm căng thẳng ở khu vực biên giới, thể hiện thiện chí trong duy trì tổng thể quan hệ quân sự giữa hai bên. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn nhất quyết theo đuổi những yêu sách phi thực tế, không phù hợp, khiến đàm phán ngày một khó khăn.

Về phần mình, quân đội Ấn Độ ra thông cáo khẳng định đàm phán bế tắc là do phía Trung Quốc không hưởng ứng thiện ý của Ấn Độ, không đưa ra bất kỳ đề xuất nào để giải quyết bế tắc. “Trong cuộc gặp, phía Ấn Độ đã đưa ra những đề xuất mang tính xây dựng trong quản lý các khu vực đang có bất đồng, nhưng Trung Quốc không tích cực phản hồi và cũng không đưa ra đề xuất thúc đẩy. Cuộc gặp vì thế không mang lại kết quả nào trong việc xử lý những khu vực còn có bất đồng”, thông cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ nêu.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...