Trung Quốc tàng hình hóa tên lửa siêu thanh tầm trung DF-17

Trang Global Times (Hoàn Cầu thời báo) cho biết, Trung Quốc đã ứng dụng công nghệ tàng hình cho tên lửa siêu thanh DF-17 phiên bản nâng cấp.

Trang Hoàn Cầu, dẫn nguồn từ các chuyên gia quân sự bình luận, phiên bản nâng cấp tàng hình tăng khả năng ẩn dấu của tên lửa trước khả năng dò tìm, phát hiện của radar trinh sát đối phương, tăng khả năng sống còn trong môi trường tác chiến hiện đại, phức tạp.

Các nhà quan sát quân sự phát hiện được loại tên lửa này, trước đây chưa từng được trưng bày trong một video kỷ niệm 5 năm thành lập Lực lượng Tên lửa của Quân đội Trung Quốc (PLA), được công bố trên trang web 81.cn của PLA.

Xe tên lửa đạn đạo trong vỏ bọc ngụy trang trên sa mạc, được cho là tên lửa siêu thanh DF-17

Xe vận chuyển phóng tên lửa TEL sử dụng một vỏ bọc tích hợp bao bọc tên lửa trong trong mầu sơn ngụy trang khi cơ động trên địa hình sa mạc.

Mặc dù trong ảnh chụp từ video không rõ đây là loại nào, nhưng trang tin tức Eastday có trụ sở tại Thượng Hải cho biết, đây là phiên bản nâng cấp của tên lửa siêu thanh DF-17. Nguồn tin khẳng định, đây là "dạng hoàn chỉnh" của tên lửa siêu thanh DF-17.

Khi tên lửa được giới thiệu trước công chúng tại lễ diễu binh mừng Quốc khánh năm 2019, DF-17 không có nắp để giới thiệu toàn bộ tên lửa cấu trúc bay siêu thanh trên xe TEL.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 31/12/2021 cho biết, tên lửa mới trên xe vận tải phóng TEL vừa nhận được thiết bị bổ sung, có thể ngụy trang che giấu hoàn toàn tên lửa, ống thiết bị, đồng thời có thể bảo vệ tên lửa khỏi những tác động phức tạp của điều kiện chiến trường.

Bản tin của CCTV không xác định tên gọi của tên lửa, chủng loại tên lửa, nhưng cho biết tên lửa này ra mắt lần đầu tiên tại cuộc diễu binh mừng Quốc khánh 2019. Điều đó khẳng định rằng, đó chính là DF-17, Global Times nhận xét.

Cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với dàn tên lửa chiến lược khổng lồ

Lữ đoàn tên lửa đầu tiên của Lực lượng Tên lửa PLA được trang bị loại tên lửa này đã tiến hành cuộc diễn tập tấn công hỏa lực bằng các đầu đạn thông thường, bản tin của CCTV nhấn mạnh, lữ đoàn này hiện đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

DF-17 là tên lửa tầm ngắn đến tầm trung được trang bị đầu đạn siêu thanh, mà không hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nào có thể đánh chặn.

Trung Quốc đang đạt được những bước tiến nhanh chóng trong lĩnh vực tiên lửa siêu âm, tương tự Zircon, Kinzhal và Avangard của Nga, ARRW của Mỹ, HSTDV và Shaurya của Ấn Độ. Trong đó, Mỹ và Ấn Độ là những nước đi chậm hơn trong việc phát triển các loại vũ khí này.

DF-17 là tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn được lắp vũ khí là phương tiện bay siêu thanh DF-ZF. Tên lửa có khả năng mang cả đầu đạn thông thường hoặc vũ khí hủy diệt lớn, có tầm bắn lên tới 2.000 km, đạt tốc độ Mach 5.

Mach 5 là ngưỡng để xác định xem vật thể đang bay ở tốc độ siêu thanh hay siêu âm. Tháng 10/2020, những tên lửa này đã được triển khai trên địa phận Phúc Kiến và Chiết Giang Trung Quốc, đối diện phía bên kia Đài Loan, trong bối cảnh gia tăng căng thẳng Bắc Kinh, Đài Bắc và Washinton.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...