Trung Quốc tung UAV Rồng bay (Xianglong) theo dõi chiến hạm Mỹ trên eo biển Đài Loan

Truyền thông Đài Loan cho biết Trung Quốc đã sử dụng máy bay không người lái tình báo cỡ lớn Rồng Bay (Soar Dragon) để theo dõi tuần dương hạm của Hải quân Mỹ qua eo biển Đài Loan cuối tháng 7/2019.
Trung Quốc tung UAV Rồng bay (Xianglong) theo dõi chiến hạm Mỹ trên eo biển Đài Loan

Tuần dương hạm lớp Ticonderoga USS Antietam đi qua eo biển Đài Loan ngày 24.07.2019, nhằm thể hiện sức mạnh của hải quân Mỹ. Đáp trả, ngoài UAV Soar Dragon, Bắc Kinh cũng cho máy bay chiến đấu J-11 xuất kích 10 lần, bay theo quá trình di chuyển kéo dài 9 giờ của tàu USS Antietam qua eo Đài Loan.

Truyền thông Đài Loan cho biết, các phi công Trung Quốc đã theo dõi và phát cảnh báo vô tuyến tới trực thăng MH-60R của USS Antietam khi trực thăng này bay dọc theo phía tây eo biển, không gian nhạy cảm của đại lục.

UAV Rồng Bay (Soar Dragon) có sải cánh dài 80 feet (25 m), có thể bay liên tục trong 10 giờ, tốc độ bay cận âm. Soar Dragon được cho là UAV mà Trung Quốc muốn cạnh tranh với máy bay không người lái tình báo giám sát Global Hawk của quân đội Mỹ. Máy bay không người lái này còn được gọi theo tiếng Trung là Xianglong (Tường Long).

Chiếc Global Hawk của Mỹ được đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 11.2019, có kích thước lớn hơn, sải cánh đến 35 m và có thể bay liên tục trong 36 giờ liên tục. Không quân và Hải quân Mỹ được trang bị các biến thể riêng biệt đáp ứng yêu cầu nhiều nhiệm vụ, có thể là giám sát và theo dõi trên hàng trăm ngàn km2 đại dương, hay phát hiện và theo dõi các hạm tàu và mục tiêu tiềm năng khác.

Tuần dương hạm lớp Ticonderoga USS Antietam hải hành trên eo biển Đài Loan. Ảnh The National Interest

Theo trang web tin tức quân sự Offiziere, Trung Quốc đã triển khai Soar Dragon ở ba địa bàn chiến lược, Gần đây nhất, chiếc UAV khổng lồ này xuất hiện tại một căn cứ không quân ở tỉnh Cát Lâm, gần biên giới Trung Quốc với Nga và Triều Tiên.

Trang Offiziere cho biết: Ảnh vệ tinh thương mại cho thấy hai chiếc Tường Long đậu không xa hai nhà chứa máy bay cơ động được dựng lên vào cuối tháng 12/2017. Trạm điều khiển mặt đất và liên kết vệ tinh chính được đặt phía đông đường băng.

Yishuntun là địa điểm hoạt động thứ ba của UAV đa nhiệm này, sau sân bay Shigatse ở Khu tự trị Tây Tạng (gần vùng tranh chấp biên giới Doklam Ấn-Trung) và sân bay Lingshui trên đảo Hải Nam (gần Biển Đông).

Đã có tổng cộng 7 chiếc UAV Soar Dragon được triển khai tại ba địa điểm. Trong đó có ba chiếc tại Shigatse, hai tại Lingshui và hai tại Yishuntun. UAV được đưa đến Tây Tạng đầu tiên, 8 tháng sau khi trang China Daily thông báo nó sẽ được chuyển giao cho PLA sớm hơn kế hoạch.

Từ đầu năm 2016, sân bay quân sự Yishuntun được nâng cấp và mở rộng. Đường băng cất cánh được nâng cấp và kéo dài (khoảng 2.800 mét), một đường dẫn máy bay liên kết bổ sung, khu vực đỗ xe được mở rộng và lắp đặt ba giá đỡ thiết bị mới. Phía tây là trạm trung chuyển đường sắt được mở rộng, phía đông bắc là một khu đồn trú.

Yishuntun cách biên giới Triều Tiên – Trung Quốc khoảng 200 dặm (320 km). Tháng 03.2018, các UAV Tường Long vẫn được phát hiện trên sân bay trong bức ảnh vệ tinh thương mại. 

Trong khi chiếc Global Hawk đã bay lần đầu tiên vào những năm 1990, tham gia hoạt động ngay sau vụ tấn công khủng bố 11/9, thì Soar Dragons Trung Quốc mới chỉ bắt đầu bay thực hiện các nhiệm vụ quân sự trong thời gian gần đây.

Một trong những khó khăn khó vượt qua là công nghiệp Trung Quốc hiện đang gặp rất nhiều khó khăn khi phát triển các động cơ quân sự, đáng tin cậy không chỉ cho UAV, mà còn cho cả máy bay chiến đấu và trực thăng.

The National Interest

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…