TT Thổ Nhỹ Kỳ: TT Trump cần tìm một thoả hiệp chung với Thổ Nhĩ Kỳ

TT Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chia sẻ, TT Donald Trump có thẩm quyền để bác bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì đã mua hệ thống phòng không của Nga và cho biết cả hai nước nên tìm một sự
TT Thổ Nhỹ Kỳ: TT Trump cần tìm một thoả hiệp chung với Thổ Nhĩ Kỳ

Bình luận của TT Tayyip Erdogan được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận lô hàng đầu tiên của hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tiên tiến từ Nga, bất chấp cảnh báo từ các quan chức Washington rằng động thái này sẽ ‘kích hoạt’ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát thanh viên Haberturk dẫn lời TT Erdogan nói với các phóng viên rằng TT Trump “có thẩm quyền từ bỏ hoặc hoãn lại lệnh CAATSA” – đề cập đến các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ được thiết lập nhằm ngăn chặn các quốc gia mua thiết bị quân sự từ Nga.

“Và bởi vậy, TT Trump cần tìm một thoả hiệp chung với Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp này,” trích lời TT Erdogan.

Tại Hội nghị Thượng đình G-20 vào tháng trước, TT Donald Trump đã bày tỏ sự thông cảm với vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc gặp gỡ với TT Erdogan, nói rằng Ankara đã phải mua S-400 từ Mosow vì chính quyền Hoa Kỳ trước đó đã từ chối bán hệ thống phòng thủ Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, bên cạnh những cử chỉ thiện chí của TT Trump, các quan chức Hoa Kỳ vào tuần trước vẫn cho biết chính quyền nước này hiện đang có kế hoạch thực hiện các biện pháp trừng phạt.

Khi được hỏi về các động thái trái chiều của Hoa Kỳ, TT Erdogan phát biểu: “Ngay bây giờ, tôi không tin rằng ông Donald Trump có cùng quan điểm với những quan chức dưới quyền, và ông ấy cũng đã nói trước tất cả các phương tiện truyền thông. Việc mua Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 không phải để chuẩn bị cho chiến tranh. Chúng tôi đang cố gắng đảm bảo hoà bình và an ninh quốc gia của chính mình”.

Ông Erdogan cũng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt hàng hơn 100 chiếc máy bay chiến đấu F-35 của Hoa Kỳ và mong muốn Washington sẽ giữ vững thoả thuận. Đồng thời, ông cũng khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn mua các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot từ Washington và hai nước nên đặt mục tiêu tăng cường thương mại, cùng làm việc dựa trên cơ sở hợp tác quốc phòng toàn diện.

“TT Donald Trump đã luôn nhìn nhận việc này một cách tích cực,” ông Erdogan nói. “Tại thời điểm hiện tại, khi chúng ta đang thảo luận về một ‘khối lượng’ thương mại giữa hai bên lên tới 75 tỷ , 100 tỷ USD thì tại sao chúng ta lại phải lo đối phó với những tin đồn, những lời đe doạ không đáng có? Các bạn hãy nhớ, Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ là những đối tác chiến lược.”

 Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…