UAV tàng hình hạng nặng Nga S-70 “Okhotnik” thử nghiệm tấn công mặt đất

Máy bay không người lái (UAV) tàng hình hạng nặng S-70 “Okhotnik” thực hành tấn công mục tiêu mặt đất trên thao trường Ashuluk, trong khuôn khổ kế hoạch bay thử nghiệm - RIA Novosti dẫn nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.

Theo bản tin của RIA Novosti, Okhotnik được điều khiển thả những quả bom không điều khiển 500 kg từ khoang vũ khí. Bản tin không cung cấp chi tiết thời gian diễn ra vụ không kích thử nghiệm, nhưng nhấn mạnh rằng đây không phải là những vụ thử đầu tiên tấn công các mục tiêu mặt đất.

Các chuyên gia hàng không quân sự Nga cho biết, được trang bị Trí tuệ Nhân tạo AI, UAV Okhotnik có khả năng tự động tấn công các mục tiêu cố định trên mặt đất và cả các mục tiêu di động đã được xác định tọa độ từ đài chỉ huy mặt đất, hoặc chỉ thị mục tiêu từ các máy bay chiến đấu đi cùng theo thứ tự ưu tiên về giá trị mục tiêu và độ nguy hiểm.

UAV tấn công Okhotnik được phát triển tại Phòng thiết kế Sukhoi. Theo các nguồn tin mở, UAV có chiều dài 14 mét, sải cánh 19 mét, trọng lượng cất cánh 20 tấn. Tốc độ tối đa của Okhotnik đạt hàng nghìn km / h. UAV được chế tạo theo sơ đồ "cánh bay", ứng dụng công nghệ tàng hình và sử dụng các vật liệu hấp thụ tín hiệu radar.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, chuyến bay đầu tiên của "Okhotnik" diễn ra ngày 3/8/2019.

Chuyến bay đầu tiên của S-70 "Okhotnik"

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...