Úc và Chile chiếm ưu thế về cung cấp lithium toàn cầu

Úc và Chile là hai quốc gia hàng đầu về sản xuất lithium, chiếm gần 77% nguồn cung toàn cầu vào năm 2022...
cung cấp lithium

Úc là quốc gia dẫn đầu về sản xuất, chiết xuất và cung cấp lithium trực tiếp từ các mỏ đá cứng, đặc biệt là từ khoáng chất spodumene.

Trong khi đó Chile, cùng với Argentina, Trung Quốc và các nhà sản xuất hàng đầu khác, chiết xuất lithium từ nước mặn.

Đá cứng cung cấp sự linh hoạt cao hơn vì lithium có trong spodumene có thể được chế biến thành lithium hydroxide hoặc lithium carbonate. Nó cũng cung cấp quá trình chế biến nhanh hơn và chất lượng cao hơn vì spodumene thường chứa nhiều lithium hơn.

Tuy nhiên, chiết xuất lithium từ nước mặn mang lại lợi thế về chi phí sản xuất thấp và ít ảnh hưởng đến môi trường. Chiết xuất từ nước mặn cũng đối mặt với những thách thức liên quan đến sự có sẵn của nguồn nước và tác động môi trường đến hệ sinh thái địa phương.

Trước đó, vào những năm 1990, Mỹ là quốc gia sản xuất lithium lớn nhất, chiếm hơn một phần ba sản lượng toàn cầu vào năm 1995.

Sau đó, Chile đã vượt qua Mỹ khi thúc đẩy các đợt khai thác sản lượng mạnh mẽ tại Salar de Atacama, và trở thành một trong những nước cung cấp lithium lớn nhất thế giới.

Cho đến nay, Úc đã từng bước đẩy mạnh sản xuất lithium địa phương và hiện chiếm 47% sản lượng lithium toàn cầu.

Trung Quốc, quốc gia sản xuất lithium lớn thứ ba thế giới, không chỉ tập trung vào việc phát triển các mỏ trong nước mà còn chiến lược mua lại khoảng 5,6 tỷ USD tài sản lithium tại các quốc gia như Chile, Canada và Úc trong thập kỷ qua.

Hơn nữa, Trung Quốc hiện đang nắm giữ gần 60% năng lực tinh chế lithium cho pin trên toàn cầu, nhấn mạnh vị trí thống trị của nước này trong chuỗi cung ứng lithium.

Khi thế giới tăng cường sản xuất pin và xe điện, nhu cầu về lithium được dự báo cũng sẽ tăng cao. Năm 2021, sản lượng tương đương carbonate lithium toàn cầu (LCE) đạt 540.000 tấn. Đến năm 2025, nhu cầu dự kiến sẽ đạt 1,5 triệu tấn LCE. Đến năm 2030, con số này được ước tính sẽ vượt quá 3 triệu tấn.

Xem thêm

Điểm danh 8 tỷ phú kim cương giàu nhất thế giới

Điểm danh 8 tỷ phú kim cương giàu nhất thế giới

Không chỉ là những doanh nhân lâu năm trong nghề mà danh sách tỷ phú kim cương còn bao gồm những nhà sưu tầm, thương gia và nhà đầu tư có cổ phần tại những mỏ khai thác kim cương lớn nhất thế giới…

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?