VACOD-HBA thúc đẩy phát triển văn hóa doanh nghiệp

Tại chương trình Bữa sáng doanh nhân ngày 29/6, Chủ tịch Nguyễn Hồng Sơn đề nghị các doanh nghiệp của hai Hiệp hội VACOD-HBA tham gia đăng ký xét duyệt công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam trong năm nay và các năm tiếp theo….

VACOD-HBA thúc đẩy phát triển văn hóa doanh nghiệp
VACOD-HBA thúc đẩy phát triển văn hóa doanh nghiệp

Tham dự chương trình có ông Hồ Anh Tuấn, Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án - Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD; hai Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội – HBA gồm các bà Ninh Thị Ty và bà Bùi Thị Hải Yến; cùng các doanh nhân đến từ hai Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD và Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội – HBA.

Chủ trì Chương trình “Bữa sáng doanh nhân” ngày 29/6, TS Nguyễn Hồng Sơn thông tin tới các doanh nhân của hai Hiệp hội VACOD – HBA về Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam, đây là đơn vị đóng góp xây dựng vào sự phát triển văn hoá của các doanh nghiệp và là đơn vị đã đề nghị với Thủ tướng Chính phủ công nhận ngày 10/11 hàng năm là ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi được công nhận, Hiệp hội đã thực hiện xây dựng Bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh để làm cơ sở xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam”.

Chủ tịch VACOD-HBA, TS. Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh: Khi bàn đến văn hoá doanh nghiệp tức là nói về đạo đức kinh doanh và nó phải bắt nguồn từ chính doanh nhân, người đứng đầu doanh nghiệp đó. Phía hai hiệp hội VACOD-HBA cũng thường xuyên có các hoạt động mang tính chất thúc đẩy phát triển văn hóa doanh nghiệp. Các hoạt động thường niên của Hiệp hội như Giao lưu doanh nhân 3 miền Bắc – Trung – Nam hay chương trình Gala Doanh nhân Thăng Long cũng là những hoạt động để ghi nhận những đóng góp của doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế nói chung và cũng là nơi để các doanh chia sẻ về các hoạt động phát triển bền vững, đảm bảo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thành viên.

Tại Chương trình Chủ tịch Nguyễn Hồng Sơn và các doanh nhân đã nghe chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) Hồ Anh Tuấn về Bộ tiêu chí doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam; tiến trình, cách thức tổ chức bình chọn, xét công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh…

Qua đó, Chủ tịch Nguyễn Hồng Sơn đề nghị trong năm nay hai Hiệp hội VACOD-HBA phối hợp giới thiệu doanh nghiệp của mình tham gia vào việc đăng ký xét duyệt công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam.

BỘ TIÊU CHÍ VĂN HOÁ KINH DOANH LÀ CƠ SỞ XÉT CÔNG NHẬN “DOANH NGHIỆP ĐẠT CHUẨN VĂN HOÁ KINH DOANH VIỆT NAM”

Ông Hồ Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch VNABC cho biết, Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 2179/QĐ-BNV ngày 27/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ban tổ chức cuộc vận động xây dựng văthành lập theo Quyết định số 2179/QĐ-BNV ngày 27/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ban tổ chức cuộc vận động xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam (gọi tắt là BTC 248) do Thủ tướng Chính phủ quy định văn hoá doanh nghiệp Việt Nam (gọi tắt là BTC 248) do Thủ tướng Chính phủ quy định.

a2-batcheditor-fotor-9043.jpg
Ông Hồ Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ tại chương trình.

Chính phủ cũng đã quyết định lấy ngày 10/11 hàng năm là ngày Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời phát động cuộc vận động xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam để vận động các doanh nghiệp của Việt Nam ở trong và ngoài nước xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh nhằm tạo sự phát triển bền vững. Nội dung cuộc vận động có 5 nội hàm chính gồm: Thứ nhất, thượng tôn pháp luật; thứ hai, đạo đức kinh doanh; thứ ba, trách nhiệm xã hội, thứ tư, cạnh tranh lành mạnh và thứ năm, cuộc sống tinh thần.

Chủ tịch VNABC Hồ Anh Tuấn cho biết, vào dịp 10/11 hằng năm, VNABC tổ chức diễn đàn “Văn hoá với doanh nghiệp”, theo đó các giá trị văn hoá cũng được thay đổi, bổ sung đổi theo từng sự kiện, từng mốc thời gian. Ví dụ, sau đại dịch Covid 19, có nhiều điểm trong giá trị văn hoá doanh nghiệp đang biến đổi. Trong diễn đàn ấy, các doanh nghiệp, các nhà quản lý, các bộ ngành và chính phủ đưa những vấn đề về văn hóa kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Trong ngày văn hoá doanh nghiệp, Hiệp hội sẽ công bố các doanh nghiệp tham gia chương trình đạt chuẩn văn hoá kinh doanh. Trong 3 năm vừa qua, Hiệp hội đã chọn lọc được 60 doanh nghiệp đạt chuẩn theo bộ tiêu chí đã công bố. Sau đó ở năm thứ ba, Hiệp hội sẽ chọn ra doanh nghiệp xuất sắc nhất trong số các doanh nghiệp đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, Hiệp hội làm việc với Bộ Công thương đề nghị Bộ khi xét doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia phía Bộ nên lấy các tiêu chí doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá làm cốt lõi. phía Bộ Công thương cũng rất đồng tình vì văn hóa doanh nghiệp chính là giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Ngoài ra, theo ông Hồ Anh Tuấn, VNABC cũng đang đề nghị với Chính phủ, nếu các doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh thì họ được lợi ích gì? Chính phủ cần có cơ chế chính sách khuyến khích những doanh nghiệp xây dựng thành công văn hoá kinh doanh. Ví dụ như chính phủ cần làm việc với Ngân hàng để tạo cơ chế cho vay, giảm lãi suất đối với những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hoá kinh doanh…

Bắt đầu từ năm nay, Hiệp hội sẽ đưa bộ tiêu chí Văn hóa doanh nghiệp ra nước ngoài và sẽ tổ chức ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam ở các nước để vận động các cái doanh nghiệp trong cộng đồng người Việt tham gia vừa giữ gìn bản chất văn hóa vừa tôn trọng luật pháp nước ngoài, tiếp thu tinh hoa văn hoá quốc tế. Hàng năm sẽ tổ chức thường niên ở Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ…

“Chúng tôi đã chuẩn bị một diễn đàn để cho các doanh nghiệp của các nước khác nhau đến tìm hiểu cái sự khác biệt, đặc biệt đầu tiên là văn hóa kinh doanh, tìm hiểu cách khắc phục những khác biệt về văn hoá, chấp nhận nó và tìm sự giao thoa văn hoá của hai bên, ông Hồ Anh Tuấn chia sẻ.

Sau khi nghe các nội dung chia sẻ của ông Hồ Anh Tuấn, TS Nguyễn Hồng Sơn rất đồng tình và ủng hộ các hoạt động của phía Hiệp hội, đồng thời cho biết sẵn sàng tham gia hợp tác với phía Hiệp hội VNABC và giới thiệu các doanh nghiệp hội viên của VACOD-HBA tham gia vào các chương trình của Hiệp hội VNABC.

“Các hoạt động thường xuyên như “Chương trình bữa sáng Doanh nhân” do VACOD-HBA tổ chức sáng thứ 7 hàng tuần cũng được tổ chức với quan điểm như một nơi để các doanh nhân trao đổi về các nội dung liên quan đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp’ Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Hồng Sơn góp ý từ năm nay, phía VNABC cần nâng thêm số lượng tối thiểu xét công nhận tới 50 thậm chí đến 100 doanh nghiệp và khi có số lượng tương đối nhiều thì sẽ bắt đầu làm giải thưởng. Nguyên Phó Chủ tịch VCCI TS. Nguyễn Hồng Sơn cũng so sánh, phía VCCI khi xét giải thưởng Cúp Thánh Gióng cũng xét hàng nghìn doanh nghiệp lấy ra 100 doanh nghiệp để công nhận Cúp Thánh Gióng. Chủ tịch Nguyễn Hồng Sơn cũng giao nhiệm vụ cho cán bộ văn phòng hai Hiệp hội VACOD-HBA chủ động làm việc với VNABC để tuyên truyền về các hoạt động liên quan.

VĂN HOÁ KINH DOANH PHẢI GẮN VỚI
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU DOANH NGHIỆP

Bàn luận về vấn đề trên, bà Nguyễn Thuỳ Dương, Tổng Biên tập Tạp chí Thương Gia rất đồng tình với quan điểm của TS. Nguyễn Hồng Sơn khi nói văn hoá doanh nghiệp phải bắt nguồn từ chính doanh nhân, người đứng đầu doanh nghiệp đó.

a3-9432.png
Tổng biên tập tạp chí Thương gia Nguyễn Thuỳ Dương chia sẻ tại Chương trình.

Một minh chứng rõ nét đó là vừa qua trong lĩnh vực bất động sản nhiều dự án vẫn rao bán rầm rộ, thu tiền của nhà đầu tư, người mua trong khi hồ sơ pháp lý chưa rõ ràng và cuối cùng dẫn tới “đổ vỡ” rơi vào vòng lao lý. Điều đó thể hiện đạo đức kinh doanh của người đứng đầu doanh nghiệp.

Hay chẳng hạn trong chính các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam các doanh nghiệp lấy nguồn hàng đầu vào như thế nào? nguồn nguyên liệu có bảo đảm chất lượng không? bảo hành ra sao? chăm sóc khách hàng như thế nào? và khi có những phản ứng tiêu cực của người tiêu dùng thì có xử lý hay thực hiện đúng như cam kết ban đầu không?... những vấn đề ấy yêu cầu doanh nghiệp phải có đạo đức kinh doanh và việc có một Bộ tiêu chí đánh giá là rất cần thiết và Bộ tiêu chí cần nhấn mạnh vào vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp.

Cùng quan điểm trên ông Trần Văn Quang, Ủy viên BCH HBA, Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH Quang Phương, nhà phân phối sữa Vinamilk phụ trách khu vực Hà Nội đưa ví dự thực tiễn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng dịch vụ của Tập đoàn Vinamilk, tại Vinamilk văn hoá doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu và có Bộ một quy tắc kinh doanh chung buộc người lao động phải thực hiện mà không cần phải nhắc nhở. Bộ quy tắc này được áp dụng đối với tất cả các đại lý, nhà phân phối, và muốn làm nhà phân phối của Vinamilk thì cũng phải thỏa mãn được các tiêu chí ấy.

a4-batcheditor-fotor-5299.jpg
Ông Trần Văn Quang, Ủy viên BCH HBA, Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH Quang Phương chia sẻ.

Bên cạnh đó, muốn biết thương hiệu của một công ty thì nhìn vào người đứng đầu, muốn biết văn hoá kinh doanh thì hãy nhìn vào cách nhân viên họ làm. Do đó vai trò của người đứng đầu trong văn hoá doanh nghiệp là rất lớn.

Đồng tình với ý kiến của Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn và Tổng biên tập tạp chí Thương Gia Nguyễn Thuỳ Dương, ông Hồ Anh Tuấn chia sẻ “Khi xây dựng Bộ tiêu chí chúng tôi cũng rất coi trọng việc đánh giá vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp, mặc dù không tôn vinh chủ doanh nghiệp. Và hiện nay, Bộ tiêu chí đang hướng tới xây dựng một văn hoá tập thể để buộc người chủ doanh nghiệp phải thực hiện theo nó”.

BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP PHẢI LƯỢNG HOÁ ĐƯỢC, KHÔNG ĐÁNH GIÁ THEO CẢM TÍNH

Theo Bà Ninh Thị Ty, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội – HBA, Chủ tịch tập đoàn Hồ Gươm, khi xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá Văn hoá doanh nghiệp, yêu cầu đầu tiên của Bộ tiêu chí là phải lượng hoá được, không đánh giá theo cảm tính cá nhân mà phải có tài liệu kiểm chứng, dẫn chứng cụ thể về số liệu, báo cáo...

a5-batcheditor-fotor-531.jpg
Bà Ninh Thị Ty, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội – HBA, Chủ tịch tập đoàn Hồ Gươm trao đổi ý kiến tại chương trình “Bữa sáng doanh nhân”.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp phát triển bền vững thì doanh nghiệp đó phải có lãi, và việc kinh doanh có lãi phải đảm bảo các yếu tố về tuân thủ pháp luật, các quy định về thuế, thu chi, quyền lợi của người lao động…. Vấn đề này được kiểm soát thông qua báo cáo của doanh nghiệp, báo cáo của các cơ quan chức năng khác… Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng các yêu cầu tức là doanh nghiệp đó có văn hoá kinh doanh.

Ví dụ thực tế từ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài thì phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu theo Bộ tiêu chí đánh giá hàng hoá do phía quốc gia nhập khẩu đưa ra như yêu cầu về hình dáng, kiểu mẫu, kích thước cơ bản; yêu cầu về kỹ thuật đối với nguyên, phụ liệu... Khi đạt được các tiêu chí với thông số cụ thể, dẫn chứng xác thực thì hàng hoá mới được nhập khẩu sang thị trường đó.

Theo bà Ninh Thị Ty, có thể xem xét áp dụng phương pháp áp chuẩn này vào việc xem xét các doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh. “Nếu như doanh nghiệp đạt những tiêu chuẩn rất cụ thể đó tức là đã đạt được tiêu chí về chất lượng trong Bộ tiêu chí đánh giá văn hoá doanh nghiệp; bà Ty nhấn mạnh.

XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CẦN CÓ LỘ TRÌNH, CHỨ KHÔNG THỂ THỰC HIỆN TRONG NGÀY MỘT NGÀY HAI

Thảo luận về vấn đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp bà Bùi Thị Hải Yến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội – HBA, Bí thư Đảng Ủy, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc CÔNG TY CỔ PHẦN HANEL nêu quan điểm, để xây dựng một Bộ tiêu chí văn hoá doanh nghiệp phải bắt nguồn từ người đứng đầu, bởi người chủ doanh nghiệp là người quyết định mọi chính sách, định hướng phát triển kinh doanh.

a6-4818.png
Bà Bùi Thị Hải Yến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội – HBA, Bí thư Đảng Ủy, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc công ty CP HANEL chia sẻ tại chương trình

Tuy nhiên, để xây dựng nên một văn hoá kinh doanh cần phải có lộ trình và cần một khoảng thời gian nhất định để người lao động có thể hình thành nên thói quen, thẩm thấu văn hoá ứng xử mà doanh nghiệp đó đặt ra. Bên cạnh đó, để tạo nên một Bộ tiêu chí về văn hoá doanh nghiệp đạt chuẩn cũng cần có thời gian để xây dựng vừa làm vừa rút kinh nghiệm và cần nguồn lực về tài chính để thực hiện nó.

Chẳng hạn, đối với một doanh nghiệp nhà nước với nhiệm kỳ của lãnh đạo là 5 năm, với khoảng thời gian 5 năm khó lòng để có đủ sự tĩnh tâm để có thể xây dựng nên một Bộ tiêu chí đạt chuẩn. Có nhiều trường hợp chưa đủ thời gian 5 năm người chủ doanh nghiệp đã luân chuyển sang một đơn vị khác thì việc xây dựng Bộ tiêu chí không được thực hiện nữa.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp khi thay thế chủ doanh nghiệp thì người chủ doanh nghiệp mới không đồng tình quan điểm với người đứng đầu doanh nghiệp cũ nên không sử dụng bộ tiêu chí đã được xây dựng trước đó và Bộ tiêu chí cứ phải thay đổi dẫn tới văn hoá doanh nghiệp không được thực hiện.

Còn đối với doanh nghiệp tư nhân cũng cần có thời gian mới có thể xây dựng được nên một Bộ tiêu chí phù hợp với nội tại hoạt động của doanh nghiệp đó, bởi nó phải trải qua thí điểm thực tế nhiều lần xem thực tế Bộ tiêu chí đó có thực sự phù hợp với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại hay không.

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP PHẢI DỰA TRÊN
NỀN TẢNG VĂN HOÁ QUỐC GIA

Ông Nguyễn Hữu Sơn, Uỷ viên Ban thường vụ HBA, VACOD, Chủ tịch Công ty CP Viha Thống Nhất cho rằng văn hoá doanh nghiệp phải dựa trên nền tảng văn hoá quốc gia đó. Nghĩa là khi xây dựng Bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp phải bám sát vào nền văn hoá của quốc gia đó để khi các sản phẩm của doanh nghiệp mình tiêu thụ nó phù hợp và được quốc gia đó đón nhận.

a7-batcheditor-fotor-1608.jpg
Ông Nguyễn Hữu Sơn, Uỷ viên Ban thường vụ HBA - VACOD, Chủ tịch Công ty CP Viha Thống Nhất trao đổi tại Chương trình.

Chẳng hạn, Công ty CP Viha Thống Nhất là doanh nghiệp xuất khẩu, khi chúng tôi muốn đưa các sản phẩm của mình tiêu thụ tại thị trường nước ngoài thì phải nghiên cứu các yêu cầu về sản phẩm trong Bộ tiêu chí mà họ đặt ra. Đồng thời, tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá kinh doanh của đất nước sở tại thì sản phẩm của mình mới được đón nhận.

Cùng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Hương Lan, Giám đốc Công ty TNHH New Sake nhìn nhận văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp đó. Trong quá trình kinh doanh thì văn hoá doanh nghiệp cần dựa trên nền tảng văn hoá của quốc gia đó, và mỗi một doanh nghiệp sẽ có một bộ quy tắc để người lao động tuân thủ và thực hiện.

a8-batcheditor-fotor-4571.jpg
Bà Nguyễn Thị Hương Lan, Giám đốc Công ty TNHH New Sake chia sẻ tại Chương trình.

“Ví dụ, hiện nay công ty TNHH New Sake là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực Nhật Bản, để có thể mang được cái hồn cốt của món ăn Nhật Bản tới người tiêu dùng Việt và cả khách Nhật tại Việt Nam thì bắt buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu về văn hoá, con người Nhật. Từ đó, xây dựng một bộ quy tắc ứng xử, quy tắc kinh doanh theo “kiểu” Nhật Bản thì các món ẩm thực mới dễ dàng được đón nhận”, bà Lan chia sẻ.

Ông Hồ Anh Tuấn ghi nhận “Các ý kiến tham luận của các doanh nhân đến từ hai Hiệp hội VACOD-HBA tại Chương trình “bữa sáng doanh nhân” sẽ là cơ sở giúp cho VNABC xây dựng Bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh một cách khách quan, phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”.

Một số hình ảnh ghi nhận tại Chương trình:

a9-batcheditor-fotor-9486.jpg
10-batcheditor-fotor-6249.jpg
12-batcheditor-fotor-3367.jpg
11-batcheditor-fotor-5631.jpg

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm