Đó là bởi cuộc chiến thuế quan đang làm giảm chi phí lao động của Trung Quốc vào thời điểm thị trường việc làm phải chịu nhiều áp lực, trưởng nhóm các kinh tế gia - Liu Li-Gang, cho biết trong báo cáo về triển vọng kinh tế năm 2019. Cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể khiến lượng tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc giảm xuống gần một nửa, khiến khoảng 4,4 triệu việc làm đối mặt với rủi ro.
"Thực tế là Trung Quốc đang mất dần một số khả năng cạnh tranh về chi phí, đặc biệt là trong các lĩnh vực cần nhiều lao động và giá trị gia tăng thấp", theo bản báo cáo. "Dù việc thay đổi chuỗi cung ứng là không khả thi trong thời điểm hiện tại, nhưng các nhà sản xuất có thể nghiêm túc cân nhắc về việc rời khỏi Trung Quốc nếu thuế quan trừng phạt kéo dài hơn dự kiến."
Ngay cả khi các dấu hiệu căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington đang dần giảm nhiệt, dự đoán cơ bản của Citi vẫn là thuế quan bổ sung ở mức 15% sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sau ngày 1 tháng 3 tới. Bởi 90 ngày là không đủ để giải quyết "những khác biệt lớn" giữa hai nước về các vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các hành vi xâm nhập và ăn cắp công nghệ được các doanh nghiệp nhà nước hậu thuẫn.
Các nhà kinh tế học dự đoán cuộc chiến thương mại sẽ khiến tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc giảm xuống gần một nửa, xuống còn 5,1% vào năm tới. Mức thuế 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ khiến xuất khẩu nước này giảm 5,6 điểm phần trăm, tăng trưởng GDP là 1,04 điểm phần trăm.
Đó là bởi hơn một nửa hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc đều đi tới Mỹ, tương đương với khoảng 127,1 tỷ USD hàng hoá, có thể được thay thế bằng hàng hoá từ các quốc gia khác. Điều này dẫn đến lượng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm sút, Liu giải thích.
Liu cho biết, có những dấu hiệu đáng lo ngại đã xuất hiện, thể hiện ở các chỉ số dẫn đầu về thị trường việc làm, chẳng hạn như chỉ số việc làm PMI có tình trạng ngày càng tồi tệ, số người yêu cầu trợ cấp thất nghiệp đã gia tăng và tâm lý về hiện tại, tương lai về việc làm của các hộ gia đình tại thành thị cũng đã giảm.
Tuy nhiên, nhìn về tương lai, Liu cho rằng cuộc chiến thương mại sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng, mở cửa nền kinh tế và thị trường vốn Trung Quốc trong thời gian dài, vượt qua tổn thất về ngắn hạn. Ông chỉ ra lý do là cải cách quyền sở hữu đất ở các vùng nông thôn của đất nước đã trở nên cấp bách hơn chiến tranh thương mại.
"Chúng tôi tin rằng sự cải cách này có thể là chính sách hiệu quả nhất để giảm tác động "cú sốc" chiến tranh thương mại cho nền kinh tế Trung Quốc, bởi nó có khả năng mang lại hiệu quả tài sản với 20,6 nghìn tỷ USD cho các gia đình ở nông thôn", các kinh tế gia cho hay. Liu cho rằng việc thúc đẩy tiêu dùng ở khu vực nông thôn, đặc biệt là mua ô tô, có thể sẽ cực kỳ hiệu quả để bù đắp cho lượng xuất khẩu sang Mỹ bị mất."
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
>> Mỹ "nhờ" Canada bắt CFO của Huawei: Châm ngòi cho chiến tranh thương mại?