Cụ thể, OECD điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống còn 6,6% năm 2018, 6,3% năm 2019 và 6% năm 2020 do hoạt động xuất khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm.
OECD cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm nay từ mức 1,2% xuống 0,9% và năm 2019 từ mức 1,2% xuống còn 1% trong bối cảnh kế hoạch tăng thuế tiêu dùng của chính phủ nước này từ tháng 10/2019 có khả năng tác động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng.
Tăng trưởng của nền kinh tế Italy được dự báo chỉ tăng 1% trong năm nay và 0,9% cho cả năm 2019 và 2020 do số việc làm chững lại và tỷ lệ lạm phát cao hơn.
Về tăng trưởng của nước Mỹ, OECD giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng lần lượt 2,9%, 2,7% và 2,1% cho năm 2018, 2019 và 2020. Lý do là bởi, các chính sách cải cách thuế mới đây của Tổng thống Donald Trump được đánh giá là hỗ trợ tốt cho quá trình đầu tư của doanh nghiệp.
Dự báo về kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), OECD dự kiến khu vực này tăng 1,9% năm 2018, 1,8% vào năm 2019 và 1,6% vào năm 2020, giảm nhẹ so với các dự báo trước đó.
Hiện, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã kéo đà tăng trưởng GDP toàn cầu giảm 0,1-0,2 điểm phần trăm trong năm nay.
Ông Gurria cảnh báo nếu Mỹ tăng thuế bổ sung lên mức 25% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như Tổng thống Donald Trump đe dọa, mức tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm xuống gần 3% vào năm 2020.
Từ đó, Tổng thư ký OECD hối thúc các nhà hoạch định chính sách giúp các nước khôi phục lòng tin vào hệ thống thương mại dựa trên luật lệ quốc tế.
Về phần minh, nhà kinh tế trưởng Laurence Boone nhận định hiện có ít dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm nghiêm trọng hơn so với dự báo, song những rủi ro hiện nay đủ để “gióng lên hồi chuông cảnh báo và chuẩn bị sẵn sàng trước mọi cơn bão”.
Với các dự báo trên, OECD dự kiến giữ nguyên dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2018 ở mức 3,7%, song dự kiến trong năm 2020 sẽ giảm nhẹ xuống 3,5%.
>> Sức ép nào đối với tăng trưởng kinh tế cuối năm?