Vì sao lợi nhuận Nhiệt điện Hải Phòng giảm 64% so với cùng kỳ 2022?

Giá vốn hàng bán tăng cao là nguyên nhân kéo lợi nhuận sau thuế của Nhiệt điện Hải Phòng xuống chỉ còn 191 tỷ đồng, giảm đến 64% so với nửa đầu năm 2022.
Vì sao lợi nhuận Nhiệt điện Hải Phòng giảm 64% so với cùng kỳ 2022?

Mới đây, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (mã chứng khoán: HND) đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 và bán niên.

Chỉ tính riêng trong quý 2/2023, Nhiệt điện Hải Phòng ghi nhận doanh thu thuần tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.366 tỷ đồng. Theo giải trình từ HND, trong kỳ sản lượng điện cao hơn so với cùng kỳ 239,7 triệu kWh, giá hợp đồng Pc tăng do giá than tăng và giá thị trường cao hơn cùng kỳ dẫn đến doanh thu tăng.

Tuy nhiên, trong kỳ này giá vốn tăng 17,7%, lên 3.366 tỷ đồng, dẫn tới lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 230 tỷ đồng, giảm 37% so với quý 2/2022.

Về hoạt động tài chính trong quý 2/2023, doanh thu tài chính của công ty âm gần 1,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ ghi nhận gần 12 tỷ đồng. Các chi phí trong kỳ đều có chiều hướng giảm, chi phí tài chính giảm hơn 76%, xuống còn hơn 14 tỷ đồng do số dư nợ vay dài hạn giảm dần, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ xuống 24,2 tỷ đồng. Kết quả, trong quý 2/2023, Nhiệt điện Hải Phòng ghi nhận lãi 181 tỷ đồng, giảm 35,3% so với cùng  kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của Nhiệt điện Hải Phòng tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5.937 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao đã kéo lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đến 64%, chỉ còn 191 tỷ đồng.

Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Nhiệt điện Hải Phòng 8.195 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền đạt 549 tỷ đồng, tăng 6,4%; các khoản phải thu ngắn hạn giảm gần 21%, còn 2.782 tỷ đồng.

Cuối quý 2/2023, tổng nợ vay của công ty khoảng 1.983 tỷ đồng, chiếm 14% tổng nguồn vốn, chi phí phải trả ngắn hạn tăng gấp 8 lần đầu năm, từ hơn 21 tỷ đồng lên 171,3 tỷ đồng đến từ các khoản trích trước khác.

Cùng với đó, khoản phải trả ngắn hạn khác tăng mạnh 70,5 lần, từ 3,5 tỷ đồng lên 247,2 tỷ đồng, đến từ cổ tức, lợi nhuận phải trả. Trước đó, HND thông báo kế hoạch trả cổ tức năm 2022 trong 2 đợt bằng tiền, tỷ lệ 9,84%, tương ứng với 492 tỷ đồng.

Một điểm sáng trong nửa đầu năm 2023, Nhiệt điện Hải Phòng đã thanh toán được toàn bộ hơn 392 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Tính đến cuối quý 2/2023, vốn chủ sở hữu của Nhiệt điện Hải Phòng đạt 6.212 tỷ đồng, bao gồm 441 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Nhiệt điện hải phòng
Diễn biến cổ phiếu HND trong thời gian gần đây

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, HND đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với tổng doanh thu đạt hơn 13.297 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 565,7 tỷ đồng. Với kết quả trên, sau 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 201 tỷ đồng, Nhiệt điện Hải Phòng đã hoàn thành 35,5% kế hoạch năm.

Về kế hoạch sản xuất trong năm 2023, sản lượng điện sản xuất dự kiến của Nhiệt điện Hải Phòng khoảng 7,749 triệu kWh, nhu cầu sử dụng than khoảng 3.778.000 tấn than. Tổng khối lượng than theo các hợp đồng mua bán than năm 2023 đã ký giữa công ty với TKV và Tổng công ty Đông Bắc là 3,25 triệu tấn. Như vậy, Nhiệt điện Hải Phòng cần phải thu xếp bổ sung cho lượng than thiếu hụt để đáp ứng nhu cầu sản xuất điện năm 2023.

Trước đó, vào đầu tháng 5/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã họp và thống nhất chuyển 200 nghìn tấn than từ Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại không dùng hết cho Nhiệt điện Hải Phòng. Đồng thời, Tổng Công ty Đông Bắc cũng cam kết tăng thêm 10% khối lượng than cho Nhiệt điện Hải Phòng, tổng lượng than mà đơn vị này cung cấp cho Nhiệt điện Hải Phòng là 1.100.000 tấn cho năm 2023.

Theo lãnh đạo Nhiệt điện Hải Phòng, với khối lượng than các đơn vị cấp, cộng với số than Nhiệt điện Hải Phòng mua thì nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng sẽ đủ than để phát điện.

Trên thị trường chứng khoán, mở cửa phiên giao dịch ngày 13/7, thị giá cổ phiếu HND đang giảm nhẹ xuống mức 15.600 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...