VIB: Lợi nhuận đạt 4.600 tỷ, tín dụng và huy động vốn tăng trưởng 5% trong 6 tháng đầu năm 2024

VIB được cấp hạn mức tín dụng ở nhóm lớn nhất, trên 16% cho năm 2024 và hiện là một trong những ngân hàng còn dư địa tăng trưởng tín dụng cao nhất ngành trong 6 tháng cuối năm...

VIB: Lợi nhuận đạt 4.600 tỷ, tín dụng và huy động vốn tăng trưởng 5% trong 6 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với tổng doanh thu đạt hơn 10.350 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Huy động vốn và dư nợ tăng ở mức 5%, tương đương mức trung bình ngành. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.600 tỷ, tương ứng tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) đạt mức 21%, ở nhóm đầu ngành. Ngân hàng đã hoàn tất chi trả 12,5% cổ tức bằng tiền mặt và dự kiến hoàn thành chi trả 17% cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu cùng với hơn 11 triệu cổ phiếu thưởng ESOP cho cán bộ nhân viên trong quý 3.

HUY ĐỘNG VỐN TĂNG TRƯỞNG CAO HƠN TRUNG BÌNH NGÀNH, TÍN DỤNG TĂNG TÍCH CỰC TỪ QUÝ 2

Tính đến 30/6/2024, tổng tài sản VIB đạt hơn 431.000 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Huy động vốn tăng 5%, cao hơn so với trung bình ngành ngân hàng chỉ 1,5%. Dư nợ tín dụng tính đến hết quý 2 đạt gần 280.000 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm, tăng trưởng cả ở 4 mảng phân khúc trọng tâm là bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp, SME và định chế tài chính.

Tăng trưởng tín dụng đang trên đà hồi phục, khi quý 1 chỉ tăng 1% nhưng quý 2 tăng 4% nhờ việc tối ưu hóa giá vốn đầu vào, giảm lãi suất cho vay, song song song với việc triển khai hàng loạt các sản phẩm bán lẻ mới, sáng tạo và cạnh tranh, tạo động lực cho đà tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm. Trong đó, đặc biệt là bộ sản phẩm bán lẻ:

Thứ nhất, gói cho vay nhà phố 30.000 tỷ đồng, lãi suất chỉ 5,9% - 6,9% - 7,9% cho các kỳ hạn cố định lãi suất 6 tháng – 12 tháng – 24 tháng, miễn trả gốc đến 48 tháng;

Thứ hai, gói cho vay hơn 1 triệu căn hộ, lãi suất chỉ 5,9% - 6,9% - 7,9% cho các kỳ hạn cố định lãi suất 6 tháng – 12 tháng – 24 tháng, miễn trả gốc đến 5 năm, thời gian phê duyệt dưới 8 tiếng;

Thứ ba, gói cho vay trả nợ ngân hàng khác cho các nhu cầu mua nhà phố, căn hộ, sửa chữa nhà, lãi suất chỉ 5,5% - 6,5% - 7,5% cho các kỳ hạn cố định lãi suất 6 tháng – 12 tháng – 24 tháng, hỗ trợ giải ngân trước, quy trình rất đơn giản và linh hoạt.

z5677892344229-fcd90429406c271a8a5a7b0badba5214-1012.jpg

Là một trong số ít ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng ở nhóm cao nhất ngành, VIB được cấp hạn mức tín dụng ở nhóm lớn nhất, trên 16% cho năm 2024 và hiện là một trong những ngân hàng còn dư địa tăng trưởng tín dụng cao nhất ngành trong 6 tháng cuối năm.

QUẢN TRỊ RỦI RO AN TOÀN, RỦI RO TẬP TRUNG THẤP NHẤT NGÀNH, SỐ DƯ PHẢI THU LÃI VÀ PHÍ CHỈ CHIẾM 0,6% TỔNG TÀI SẢN

Trong bối cảnh cầu tín dụng có cải thiện nhưng vẫn còn yếu, VIB duy trì chiến lược thận trọng, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng, chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động. Bên cạnh tăng trưởng tín dụng tích cực hơn so với cùng kỳ, chất lượng tài sản cũng có sự cải thiện với tỷ lệ nợ xấu đi ngang ở mức 2,4%. Nợ nhóm 2 giảm gần 2.900 tỷ trong quý 2 và giảm 17% so với đầu năm.

VIB tiếp tục là một trong những ngân hàng có rủi ro tín dụng tập trung thấp nhất thị trường với tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm đến trên 82% tổng danh mục cho vay. Trong đó, trên 90% khoản vay bán lẻ có tài sản đảm bảo chủ yếu là nhà ở, đất ở với đầy đủ pháp lý và có tính thanh khoản tốt.

VIB cũng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở nhóm thấp nhất ngành và chỉ chiếm 0,2% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó toàn bộ trái phiếu đều thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại và tiêu dùng. Trong hơn 4 năm qua, VIB có số dư bằng không đối với các mảng tín dụng cho BOT, năng lượng tái tạo, bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp và đầu tư trái phiếu bất động sản.

Đáng chú ý, VIB là một trong số ít ngân hàng có số dư các khoản lãi, phí phải thu rất thấp, ở mức khoảng 2.600 tỷ, giảm 28% so với cuối năm 2023 và chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng tài sản so với nhiều ngân hàng, tỷ lệ này ở mức 1%-2%, cá biệt lên đến 3%. Điều này thể hiện chất lượng doanh thu được ghi nhận trên báo cáo tài chính và tính chất thận trọng trong hạch toán tín dụng bán lẻ của VIB.

Các chỉ số quản trị an toàn ở mức tối ưu, trong đó tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Basel II đạt 11,8% (quy định: trên 8%), hệ số cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) ở mức 72% (quy định: dưới 85%), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 26% (quy định: dưới 30%) và hệ số nguồn vốn ổn định ròng theo Basel III (NSFR) 117% (chuẩn Basel: trên 100%). Với việc luôn tiên phong tuân thủ và áp dụng các chuẩn mực quản trị quốc tế, VIB không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và tính minh bạch khi tham gia thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

DOANH THU TĂNG TRƯỞNG DƯƠNG, DỰ PHÒNG RỦI RO THẬN TRỌNG, ROE 21%

Sau 6 tháng đầu năm, VIB đạt tổng doanh thu 10.358 tỷ đồng, tăng trưởng 1% so với cùng kỳ, trong đó thu nhập lãi thuần giảm 8% và thu nhập ngoài lãi tăng 50%. Do việc tập trung vào phân khúc khách hàng chất lượng tốt, có tài sản đảm bảo tốt, cùng với việc đưa ra thị trường nhiều gói sản phẩm bán lẻ lãi suất cạnh tranh nên có sự giảm nhẹ về biên lãi ròng (NIM), tuy nhiên VIB vẫn duy trì NIM tích cực, ở mức 4,2%.

Thu nhập ngoài lãi đạt gần 2.400 tỷ, tăng tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ và đóng góp vào 22% tổng doanh thu.

Đáng chú ý thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro (write off recovery) đóng góp 500 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ, hoạt động ngoại hối cũng đóng góp mức tăng 330 tỷ đồng. Thu nhập từ phí tăng 9% với 2 sản phẩm chính là Thẻ tín dụng và Bảo hiểm. Trong đó, thẻ tín dụng vượt mốc 750.000 thẻ lưu hành, chi tiêu thẻ tín dụng đạt kỷ lục mới, đạt gần 2,4 tỷ đô la Mỹ chỉ trong 6 tháng đầu năm, tăng 42% với cùng kỳ.

Chi phí hoạt động tăng 16% so với cùng kỳ, do các hoạt động đầu tư vào con người, mở mới chi nhánh, đầu tư công nghệ, ngân hàng số và marketing. Hệ số hiệu quả chi phí (CIR) của ngân hàng trung bình 12 tháng qua đang duy trì ở mức 32% và dự kiến xu hướng giảm vào cuối năm 2024 khi các sáng kiến tối ưu hóa chi phí đang được triển khai mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm, VIB tiếp tục chủ động gia tăng bộ đệm dự phòng với mức trích lập dự phòng rủi ro trung bình khoảng 1.000 tỷ/quý, mức này tăng 36% so với 6 tháng đầu năm 2023 nhưng giảm 38% so với 6 tháng cuối năm 2023.

Tổng kết, lợi nhuận trước thuế của VIB sau 6 tháng đầu năm đạt hơn 4.600 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) vẫn duy trì ở mức 21%, ở nhóm đầu ngành.

CHI TRẢ CỔ TỨC VÀ CỔ PHIẾU THƯỞNG 29,5% TRONG NĂM 2024, THÔNG QUA TỶ LỆ SỞ HỮU TỐI ĐA CỔ PHẦN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LÀ 4,99% VỐN ĐIỀU LỆ.

Trong 6 tháng đầu năm, VIB đã hoàn tất 2 đợt chi trả cổ tức tiền mặt với tổng mức cổ tức tương ứng 12,5% vốn điều lệ. Hiện tại, VIB đang triển khai các thủ tục chi trả 17% bằng cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu cùng 11 triệu cổ phiếu thưởng ESOP cho gần 2.000 cán bộ nhân viên trong quý 3.

z5677892871172-7071bf12f29bcea626ee3e3612a6db3d-1564.jpg

Trong kỳ, VIB cũng đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 thông qua Điều lệ của VIB, bao gồm nội dung quy định tỷ lệ sở hữu tối đa cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài là 4,99% vốn điều lệ.

Theo chia sẻ từ đại diện của VIB, trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều biến động từ các yếu tố vĩ mô từ kinh tế, chính trị trên toàn cầu, VIB tiếp tục hành động để hướng đến tầm nhìn trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam về chất lượng và quy mô và là ngân hàng đối tác hàng đầu với doanh nghiệp và định chế tài chính. Tăng trưởng năng động, an toàn, duy trì khẩu vị rủi ro thận trọng vẫn là ưu tiên hàng đầu của ngân hàng cùng với tiên phong trong áp dụng các chuẩn mực quốc tế.

Bên cạnh đó, VIB cũng tập trung xây dựng nền tảng ngân hàng số hiện đại, tiên tiến, bảo mật thông tin an toàn cao nhằm đáp ứng năng lực phục vụ và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho từng khách hàng.

Xem thêm

Loạt doanh nghiệp và cá nhân sở hữu lượng lớn cổ phiếu tại các ngân hàng thương mại

Loạt doanh nghiệp và cá nhân sở hữu lượng lớn cổ phiếu tại các ngân hàng thương mại

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/7, các ngân hàng phải công khai thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng. Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi cũng giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%...

Cần “lấp” khoảng trống tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cần “lấp” khoảng trống tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khoảng trống tài chính của doanh nghiệp SME ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp SME hiện tại. Trong khi đó, khoảng trống tài chính của doanh nghiệp SME tại các nước đang phát triển chỉ cao hơn 1,23 lần các khoản vay hiện thời dành cho doanh nghiệp SME...

Có thể bạn quan tâm

Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có thể bị phạt tới 200 triệu đồng

Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có thể bị phạt tới 200 triệu đồng

Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm. Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tối đa là 100 triệu đồng, đối với tổ chức tối đa là 200 triệu đồng...

Nhiều thương vụ IPO hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025

Nhiều thương vụ IPO hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025

Bước sang năm 2025, giới đầu tư kỳ vọng hoạt động phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ sôi động trở lại, mang đến một “làn gió mới” trong bối cảnh thị trường chứng khoán sau nhiều năm thiếu "hàng chất lượng" lên sàn...

Sức hút của nhà phố biển sở hữu lâu dài Sông Town từ vị trí giao thoa 3 trục đường huyết mạch

Sức hút của nhà phố biển sở hữu lâu dài Sông Town từ vị trí giao thoa 3 trục đường huyết mạch

Đại lộ Hồng Ngọc nối thẳng ra biển Bãi Dài, đường Ngọc Trai kết nối gần hơn tới Sân bay quốc tế Cam Ranh, đường Ngọc Xanh Biển kết nối trực tiếp đến loạt đại tiện ích điểm đến nhộn nhịp, 3 trục đường huyết mạch này đều nối thẳng về nhà phố biển Sông Town – CaraWorld...