Video Tên lửa thánh chiến tấn công tăng T-72 thất bại

Lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA) Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn công bố một video, ghi lại một cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) vào xe tăng của Quân đội Syria trên vùng nông thôn Latakia.

Trong video, do nhóm Hồi giáo thánh chiến Quân đội Quốc gia Syria (SNA) thực hiện, ATGM tấn công trực tiếp vào bên sườn tháp pháo chiếc tăng T-72 của Quân đội Syria. Nhưng ATGM không phá hủy, thậm chí không gây được bất cứ tổn thất nào cho chiếc tăng này.

Tên lửa chống tăng ATGM không gây bất cứ thiệt hại nào cho chiếc T-72. Video truyền thông ủng hộ thánh chiến, đối lập Syria

Tình hình sử dụng tăng thiết giáp quân đội Syria từ khi có sự can thiệp của quân đội Nga đã tốt lên rõ rệt. Tăng T-72 Syria có thêm các lớp bảo vệ, trong đó có cả giáp phản ứng nổ, giúp tăng thiết giáp chống lại các tên lửa chống tăng của lực lượng Hồi giáo thánh chiến.

Theo những thống kê của nhà nghiên cứu tăng thiết giáp người Séc Yanovsky, tính từ năm 2011, quân đội Syria tổn thất khoảng 2493 tăng thiết giáp. Trong cuộc chiến tranh này, quân đội Syria sử dụng triệt để lực lượng tăng thiết giáp, lực lượng Hồi giáo thánh chiến được phương Tây cung cấp các loại lửa chống tăng có điều khiển từ có nguồn gốc từ phương Tây và các nước Đông Âu, khiến số lượng các phương tiện bị phá hỏng rất lớn.

Bãi xe tăng, thiết giáp bị phá hủy ở Syria.

Một vấn đề đáng tiếc là, mặc dù đã trải qua 5 năm chiến tranh, nhưng quân đội Syria vẫn không chữa được căn bệnh cố hữu, chủ quan mất cảnh giác, hoảng loạn trước hỏa lực mạnh và không che giấu, ngụy trang vũ khí trang bị. Đây là nguyên nhân chính khiến lực lượng Hồi giáo thánh chiến phá hủy nhiều tăng thiết giáp quân đội Syria.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...