Video tiêm kích J-15 Trung Quốc huấn luyện chiến đấu trên tàu sân bay Liêu Ninh

Tàu sân bay Liêu Ninh Type 001 Hải quân Trung Quốc (PLAN) tiến hành các diễn tập chiến đấu với nhóm máy bay tấn công Shenyang J-15, thực hiện các bài huấn luyện bắn đạn thật và tiếp nhiên liệu trên không.

Shenyang J-15 là máy bay chiến đấu chính biên chế trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, được hoán cải, nâng cấp từ một tài sân bay cũ của Liên Xô mà Trung Quốc đã mua từ Ukraina.

Tàu sân bay Liêu Ninh được xếp vào loại tàu huấn luyện – chiến đấu, cho phép Không quân - Hải quân thử nghiệm các hoạt động chiến đấu trong cụm tàu sân bay tấn công, huấn luyện bay và thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật trên tàu sân bay.

Shenyang J-15 (định danh NATO: Flanker-X2 hoặc Flying Shark), là máy bay chiến đấu thế hệ 4, có 2 động cơ phản lực, hoạt động trong mọi thời tiết trên tàu sân bay. Máy bay do tập đoàn Shenyang Aircraft Corporation và Viện nghiên cứu 601 chế tạo cho các tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc.

Máy bay được phát triển từ J-11B cùng một nguyên mẫu của Su-33. Mẫu thử nghiệm chưa hoàn thành của Su-33 mang mã T-10K-3 được Trung Quốc mua lại từ Ukraine vào năm 2001. Trên nền tảng khung sườn T-10K-3, các kỹ sư Trung Quốc đã nghiên cứu sâu rộng, thiết kế lại và phát triển thành J-15 hiện nay.

Mặc dù J-15 có cấu trúc tương tự Su-33, nhưng máy bay chiến đấu này được trang bị các công nghệ của Trung Quốc, lắp đặt hệ thống điện tử hàng không, phát triển nâng cao từ chương trình J-11B.

Shenyang J-15 J-15 được trang bị hai tên lửa chống hạm YJ-83K, hai tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8 và bốn bom 500 kg (1.100 lb), nhưng tải trọng vũ khí không vượt quá 12 tấn do không thể cất cánh kiểu nhảy cầu. Hạn chế này khiến máy bay không thể mang tên lửa không đối không tầm trung PL-12, buộc phải rút lui khi đối mặt với tiêm kích kẻ thù khi đang thực hiện nhiệm vụ không kích mặt đất, mặt nước.

Máy bay cũng chỉ có thể mang theo hai tấn vũ khí khi khi mang đầy đủ nhiên liệu, tức là chỉ có hai tên lửa chống hạm YJ-83K và hai tên lửa phòng không PL-8. Máy bay lắp hai động cơ Shenyang WS-10A, đạt tốc độ 2.410 km / h và bay với tầm bay đến 3.500 km.

Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc mang theo 36 máy bay, trong đó có 24 máy bay chiến đấu Shenyang J-15, 6 máy bay trực thăng chống ngầm Changhe Z-18F (ASW), 4 máy bay trực thăng trinh sát và cảnh báo sớm Changhe Z-18J và 2 máy bay trực thăng cứu hộ Harbin Z-9C.

Sàn đáp có thể chứa được khoảng 50 máy bay chiến đấu, bao gồm cả trực thăng và máy bay cánh cố định. Tàu sân bay được lắp đặt radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) Type 348 (4 mảng) và radar Sea Eagle.

Hệ thống phòng không bao gồm pháo phòng không tự động tầm gần Type 1130 CIWS và hệ thống tên lửa HQ-10. Trung Quốc không lắp đặt tên lửa chống hạm trên tàu Liêu Ninh, để dành không gian bên trong cho nhà chứa máy bay hoặc kho chứa vũ khí trang bị.

Cụm tàu sân bay tân công Liêu Ninh Trung Quốc huấn luyện chiến đấu

Có thể bạn quan tâm

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?